Thuỷ sinh AZ

Chia Sẻ Kinh Nghiệm Hồ Thuỷ Sinh

  • Chia Sẻ Kinh Nghiệm
  • Phụ kiện thủy sinh
  • Đại Lý Phân Phối Toàn Quốc
  • Liên Hệ Mr. Văn
    • Phản hồi từ khách hàng

Tối ưu lượng Co2 bằng thông số pH, kH để tránh rêu hại trong hồ thủy sinh

06/05/2019 by Phạm Thành Văn 17 Comments

Như các bạn có thể đã biết, Carbon là một chất thiết yếu của cây thủy sinh, mình xin phép không nói thêm. Có nhiều bạn từng hỏi mình vì sao trại thủy sinh để ngoài trời, không hề cung cấp co2 cho hồ ươm nhưng cây lại thở rất mạnh. Câu trả lời là khi trại thay nước mới (từ nước máy) thì đã có 1 lượng co2 tương đối lớn sẵn (cỡ 15 ppm). Đó là lý do vì sao các chủ trại thủy sinh hay nói rằng muốn cây ươm của họ mọc nhanh thì họ đều phải thay nước hằng ngày. Cũng có 1 số anh em khác thắc mắc với mình là vì sao họ càng thay nước thì TCN, TCNT và nhiều cây khác mọc càng nhanh, chắc các bạn cũng tự tìm ra câu trả lời rồi nhỉ.

Mình xin khẳng định 1 điều rằng thiếu Carbon là 1 trong những nguyên nhân thông dụng nhất gây èo uột của cây thủy sinh và gây bùng phát rêu hại. Với khuynh hướng dùng nhiều đèn cho hồ thủy sinh, nếu thiếu co2 thì hồ sẽ rất dễ bị mất cân bằng dinh dưỡng và rêu hại sẽ xuất hiện ngay. Nếu bạn cung cấp đủ co2, đèn sáng, thì dù có dư chút dinh dưỡng thì cây cối vẫn sẽ căng tốt và rêu hại sẽ không “có cửa” mà bùng phát. Hồ cây nào của mình cũng vượt ngưỡng dinh dưỡng rất cao, mình luôn dùng đến 2wat / lít nước nhưng hoàn toàn không có chút rêu hại nào, kể cả tảo lam bám kính. BÍ QUYẾT của mình là luôn sử dụng tối ưu lượng co2 trong nước, cộng với việc trồng nhiều cây phát triển nhanh.

XIN NÓI LUÔN LÀ NẾU CÁC BẠN CHƠI ÍT ĐÈN, THAY NƯỚC HÀNG TUẦN THÌ THIẾU HOẶC KHÔNG DÙNG CO2 CŨNG KHÔNG VẤN ĐỀ GÌ, nhưng nếu bạn tăng thêm đèn thì lại là chuyện hoàn toàn khác.

1. Cách đo lượng co2 hòa tan và điều chỉnh lượng co2 CHÍNH XÁC nhất:

Trước giờ anh em hay tính lượng co2 bằng cách “đếm giọt”, theo ý kiến cá nhân thì cách này hoàn toàn tốt nhưng cũng hơi cảm tính và chưa thật sự chính xác lắm. Nếu bạn chơi ít đèn thì cách đếm giọt này là tạm ổn, (hoặc ko cần co2 cũng không sao)

Cách tính co2 khá hơn là mua bộ test dung dịch, sau đó treo ở thành hồ hoặc trong hồ. Màu hiển thị dung dịch có 3 bậc: thiếu, đủ và dư co2. Cách này tốt hơn đếm giọt nhưng cũng chưa hoàn toàn chính xác vì “đủ” là bao nhiêu lượng co2 hòa tan mới “đủ”.

Mình xin chia sẽ với anh em cách tính lượng co2 chính xác nhất như sau:

  • Bước 1: Bạn đo độ kH của hồ bằng dung dịch test API hoặc sera, jbl…nhưng thay vì dùng 5ml nước hồ, bạn dùng 20ml, sau đó tính giọt dung dịch thử mỗi giọt là 0,25 độ kH, nếu 10 giọt làm 20ml hồ của bạn đổi màu thì độ kH của bạn là 2,5.

  • Bước 2: bạn dùng bút đo hay dung dịch test pH của jbl hoặc api (không dùng sera), khi test xong độ pH thì bạn so với bảng tính co2 ppm sau:

  • Bước 3: so với bảng đính kèm, bạn lấy độ kH làm mốc, và so độ pH để tìm ra lượng co2 ppm của mình. Màu đỏ là lượng co2 tối ưu nhất, nếu lượng co2 của bạn vẫn thấp hơn mức đỏ thì cho thêm 1 2 giọt /s để kéo pH xuống mức tối ưu (30-35 ppm) Ví dụ hồ mình đo được 1,5 kH, nhưng pH đến 6.4, tức là lượng co2 của mình đang ở mức 18 ppm, thiếu trầm trọng dù mình đã cho 4 5 giọt /s và qua bộ trộn cánh quạt. Mình phải tăng co2 thêm để kéo pH xuống 6.2 hoặc 6.16 mới OK.

2. Cách trộn co2 tối ưu nhất:

  • Nếu bạn chơi ít sáng, chỉ cần dùng sủi co2 trong hồ, không quan trọng lắm. Có thể cho co2 vào đầu in, đầu out hay dùng bơm 2w trộn trong hồ…
  • NẾU BẠN CHƠI ÁNH SÁNG NHIỀU, DINH DƯỠNG ĐẦY ĐỦ thì nên đầu tư 1 bộ trộn co2 ngoài hiệu quả, rất đáng đồng tiền. Đầu tiên là 1 van giảm áp chất lượng để co2 không bị hên xui lúc mạnh lúc yếu. Nên đầu tư bộ van điện vừa có giảm áp, đếm giọt, vừa ngắt điện tiết kiệm co2 buổi tối, nói chung là đáng tiền. Cuối cùng là bộ trộn ngoài, các bạn nên mua bộ trộn cánh quạt của nhiều hãng, giá thành không cao mà lại hiệu quả, nhưng lưu ý phải có bộ lọc mạnh để không bị giảm dòng quá nhiều.
  • Đảm bảo lọc có bơm mạnh để dòng nước mang co2 lưu chuyển khắp hồ, lọc yếu cũng là nguyên nhân nhiều cây thiếu co2, rêu hại bùng phát.
  • Luôn theo dõi độ KH và pH hàng tuần để tránh việc thiếu hụt co2 gây mất cân bằng dinh dưỡng trong hồ.
  • Để tham khảo những cách trộn hiệu quả, các bạn vào link này: http://149.28.229.227/nhung-cach-tron-co2-thong-dung-hieu-qua-nhat-trong-ho-thuy-sinh/

​

Comments

  1. Nguyen says

    09/08/2019 at 3:36 AM

    XIn hỏi anh tại sao bước 2 mục 1 mình lại k dùng test pH của Sera vậy anh?

    Reply
    • Phạm Thành Văn says

      16/08/2019 at 9:36 AM

      Test pH sera có bước đếm 0.5 độ. Mình cần bước ngắn hơn như api 0.2 độ.

      Reply
      • Nguyễn says

        28/10/2019 at 6:04 AM

        Anh cho em hỏi 1 chút là hồ thủy sinh kèm cá như hồng mi thì mình nên để CO2 24/24 hay theo đèn vậy ạ. Tại em sợ pH dao động ảnh hưởng đến cá

        Reply
        • Phạm Thành Văn says

          28/10/2019 at 7:02 AM

          Bật 24h hoặc tắt bật co2 theo đèn đều ko sao e. Giao độ tăng giảm 1 độ pH thì đa số cá thuỷ sinh đều thích nghi dễ dàng. A đã thử nuôi hồng mi trong nhiều hồ có co2 24h, pH ổn định và cả những hồ co2 tắt bật theo đèn, cá đều khoẻ mạnh cả. Tuy nhiên e nên canh độ động của mặt nước để chỉnh lượng co2 phù hợp vì hồng mi dễ nhảy ra khi o2 không đủ

          Reply
  2. truong says

    08/01/2020 at 6:44 AM

    Em hỏi anh lúc đo độ kH, cụ thể dùng hàng sera nhỏ thì ngay giọt đầu đã đổi thành màu xanh rồi? Vậy thì như là hướng dẫn dùng thì nhỏ tiếp tục cho đến khi nó chuyển màu khác hoặc chuyển hẳn sang màu vàng mới tính số giọt ah??

    Reply
    • Phạm Thành Văn says

      09/01/2020 at 11:44 AM

      vì kH của hồ e thấp dưới 2. Em lấy 20ml nước hồ thay vì 5ml như hướng dẫn, sau đó nhỏ giọt và đếm, mỗi giọt là 0.25 độ (thay vì 1 độ của 5ml)

      Reply
  3. Thịnh Nguyễn says

    08/02/2020 at 1:51 PM

    Chơi dc 2 tháng nhưng nay mới tìm hiểu kỹ về vấn đề này. Do hồ mình pH=7 và kH=4 trong khi co2 chỉ có 2giot/s nên quá thiếu. Test co2 lun màu xanh dương đậm. Có điều tds mình tới 380 nên ko biết có ảnh hưởng ko ?
    Cám ơn anh rất nhiều về kiến thức.

    Reply
    • Phạm Thành Văn says

      16/02/2020 at 3:09 PM

      tds bạn cao quá, bạn tìm cách hạ nó (dùng nước RO, bỏ những thứ gây tăng tds ra khỏi hồ)

      Reply
  4. Dinh says

    04/03/2020 at 3:07 PM

    Cho mình hỏi, hiện giờ mình bật co2 rất rất mạnh, gần mở van mạnh luôn mà ph mới chỉ xuống 6.8 hoặc 6.7 thì ko biết bị sao, mà mình cũng dùng trộn nữa hjxhjx

    Reply
    • Phạm Thành Văn says

      05/03/2020 at 5:02 AM

      1. Bạn đo lại pH bằng bút thật xịn, hiệu chuẩn thường xuyên, hoặc dùng tạm test dung dịch. Ko dùng bút Tq
      2. Đo lại pH khi ko có Co2
      3. Xem lại cách trộn

      Reply
  5. tân says

    20/03/2020 at 10:16 AM

    anh cho em hỏi là đo ph và kh như anh hướng dẫn ở trên là khi đã bật c02 khoảng 2 tiếng rồi đúng không ạ , e e đo kh của jbl vs 10ml nước thì giọt đầu tiên nó đã hơi vàng r @@

    Reply
    • Phạm Thành Văn says

      24/03/2020 at 4:13 PM

      đúng là đo thi full Co2, kH hồ e thấp cũng bình thường mà

      Reply
  6. Nlva says

    11/05/2020 at 2:26 PM

    Lượng co2 trong nước giếng có nhiều hơn nước máy ko a ???

    Reply
    • Phạm Thành Văn says

      11/05/2020 at 3:50 PM

      cũng tùy nguồn từng nơi em

      Reply
      • Nlva says

        12/05/2020 at 4:22 PM

        Thế thì khi trồng thuỷ sinh e nên xài nước giếng hay nước máy a ???

        Reply
        • Phạm Thành Văn says

          13/05/2020 at 5:34 AM

          nên dùng nước máy nếu có e

          Reply
  7. Nguyen Luong Minh Tam says

    17/09/2020 at 1:08 PM

    anh cho em hỏi hồ em lúc bật co2 được 2 tiếng e test kh, lấy 20ml mà mới nhỏ 2 giọt đã chuyển xanh thì kh chỉ có 0.5 như vậy hồ em thiếu co2 trầm trọng phải không ạ, làm sao khắc phục ạ

    Reply

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

(Aqua Tip 2 – Quan Trọng) Tối Ưu Vật Liệu Lọc Và Hệ Vi Sinh

(Aqua Tip 1) Những lưu ý chăm hồ cá, thuỷ sinh mùa dịch Covid-19

(Góc người mới) Kinh Nghiệm Chăm Hồ Thủy Sinh Tránh Rêu Hại Mùa Nóng

(Góc Người Mới) Lựa Chọn Công Suất Lọc & Tốc Độ Dòng Chảy Thích Hợp Cho Hồ Thủy Sinh

Tổng kết 1 số thông tin / vấn đề thường gặp của người chơi thủy sinh VN năm 2020

(Góc Người Mới) Chọn Cốt Nền Phù Hợp Cho Hồ Thủy Sinh

Clip Từng Bước Set Hồ thảm Trân Châu Cu Ba

(Căn bản) Những Điều Người Chơi Cần Lưu Ý Khi Cho Cây Mới Vào Hồ Thủy Sinh

(Căn bản) Hướng Dẫn Chăm Sóc Và Cắt Tỉa Ráy Nana Petite

(Căn Bản) Những Việc Cần Làm Sau Khi Cắt Tỉa Cây Trong Hồ Thủy Sinh

Tổng Hợp Kiến Thức Về Dinh Dưỡng Từ A đến Z Trong Môi Trường Hồ Thủy Sinh (update 2020)

(Căn bản) Hướng Dẫn Cách Mix Đèn T5 Đơn Giản Hiệu Quả Cho Hồ Thủy Sinh

Thử Nghiệm Chuyên Sâu Về Trân Châu Ngọc Trai (Micranthemum ‘”Monte Carlo”)

(góc người mới) Hướng dẫn set hồ thủy sinh phong cách Hà Lan từng bước

Vật Liệu Lọc Nào Tốt Nhất Cho Hồ Thủy Sinh?

Lịch sử phát triển và những thay đổi của phân nền ADA Amazonia

Thông Tin Về 4 Loại Cốt Nền Thông Dụng Của Công Ty JBL

Những Yếu Tố Cần Đặc Biệt Quan Tâm Cho Người Mới Chơi Thủy Sinh

Thử Nghiệm Về Tầm Quan Trọng của Khí Co2 Trong Hồ Thủy Sinh

Hiện Tượng Cảm Nhiễm Trong Hồ Thủy Sinh

(Góc người mới) Hướng Dẫn Sử Dụng Phân Nhét (root tab) Cho Hồ Thủy Sinh 1 Cách Tiết Kiệm Và Hiệu Quả.

(góc người mới) Hướng dẫn cách chế bộ trộn Co2 rẻ tiền mà hiệu quả

Cách tăng giảm độ pH trong hồ cá thủy sinh 1 cách an toàn và hiệu quả

Độ pH Lý Tưởng Cho 1 Hồ Thủy Sinh

(góc người mới) Vì Sao Cây Trong Hồ Thủy Sinh Của Bạn Không “Thở”?

(Góc người mới) Tầm Quan Trọng Của Dòng Chảy và Độ Động Mặt Nước Trong Hồ Thủy Sinh

Bài hướng dẫn từ A đến Z cho người mới bắt đầu chơi thủy sinh

(Chuyên sâu) Nồng Độ Dinh Dưỡng Nào Tối Ưu Cho Cây Thủy Sinh?

(Góc người mới) Rêu hại thủy sinh và cách phòng chống từ A đến Z

Những mẹo nhỏ trong việc thay nước, bảo dưỡng hồ thủy sinh cho các bạn mới chơi.

Bình Luận Mới Nhất

  • Phạm Thành Văn on (Aqua Tip 2 – Quan Trọng) Tối Ưu Vật Liệu Lọc Và Hệ Vi Sinh
  • Phạm Thành Văn on (Aqua Tip 2 – Quan Trọng) Tối Ưu Vật Liệu Lọc Và Hệ Vi Sinh
  • Phạm Thành Văn on (Aqua Tip 2 – Quan Trọng) Tối Ưu Vật Liệu Lọc Và Hệ Vi Sinh
  • Phạm Thành Văn on (Aqua Tip 2 – Quan Trọng) Tối Ưu Vật Liệu Lọc Và Hệ Vi Sinh
  • Phạm Thành Văn on (Aqua Tip 2 – Quan Trọng) Tối Ưu Vật Liệu Lọc Và Hệ Vi Sinh
  • Dũng on (Aqua Tip 2 – Quan Trọng) Tối Ưu Vật Liệu Lọc Và Hệ Vi Sinh
  • Phạm Thành Văn on Clip Từng Bước Set Hồ thảm Trân Châu Cu Ba
  • Nam on Kiến thức căn bản về phân nền thủy sinh – review những sản phẩm thông dụng ở Việt Nam
  • Roogoo on (Aqua Tip 2 – Quan Trọng) Tối Ưu Vật Liệu Lọc Và Hệ Vi Sinh
  • Roogoo on Clip Từng Bước Set Hồ thảm Trân Châu Cu Ba




© 2019 Thuỷ sinh AZ · Liên Hệ · Facebook · Youtube