Thuỷ sinh AZ

Chia Sẻ Kinh Nghiệm Hồ Thuỷ Sinh

  • Chia Sẻ Kinh Nghiệm
  • Phụ kiện thủy sinh
  • Đại Lý Phân Phối Toàn Quốc
  • Liên Hệ Mr. Văn
    • Phản hồi từ khách hàng

(Góc người mới) Hướng Dẫn Sử Dụng Phân Nhét (root tab) Cho Hồ Thủy Sinh 1 Cách Tiết Kiệm Và Hiệu Quả.

29/06/2019 by Phạm Thành Văn 7 Comments

Bài này mình sẽ chia sẽ kinh nghiệm cho các bạn về phân nhét (phân dúi) trong hồ thủy sinh, khi nào nên dùng, cách tự chế và sử dụng phân nhét 1 cách đơn giản, rẻ tiền và hiệu quả nhất.

1. Phân nhét thủy sinh là gì?

Phân nhét thường ở dạng thanh cứng giàu dinh dưỡng đa vi lượng và tan chậm nhằm mục đích cung cấp dinh dưỡng trực tiếp cho rễ cây (và có tan ra trong nước). Những loại phân nhét của nhiều công ty thủy sinh nổi tiếng bao gồm Seachem Flourish Tabs (đa vi lượng), ADA Bottom Plus (Nitrogen và sắt), ADA multi bottom (vi lượng), ADA Iron bottom (sắt và vi lượng)… Tuy nhiên giá của những loại phân nhét này tương đối cao.

2. Khi nào nên dùng phân nhét:

– Dành cho các hồ đã cạn dinh dưỡng nhưng không muốn lật đổi bộ nền mới.
– Dành cho các hồ chuyên trồng những loại cây hút dinh dưỡng chủ yếu qua bộ rễ (root feeder) như họ tiêu thảo, dùi trống, trầu iwagu, sao nhỏ, huyết tâm lan…
– Hồ nền trơ, muốn cung cấp dinh dưỡng thêm cho bộ rễ cây ngoài lượng dinh dưỡng cung cấp qua phân nước.
– Dành cho các bạn muốn kích cây phát triển nhanh hơn bằng cách vừa dùng phân nước, vừa cung cấp dinh dưỡng qua rễ.

3. Cách tự chế phân nhét rẻ tiền và hiệu quả:

Cách dùng phân tan chậm hữu cơ oscomote của Mỹ không còn là mới, người chơi thủy sinh thế giới đã dùng nhiều năm nay nhưng ở VN thì vẫn chưa thông dụng lắm.

Các bạn cần mua (rất rẻ):

– Phân tan chậm oscomote của Mỹ, loại 14 14 14 (NPK) dành cho các bạn chưa có kinh nghiệm kiểm soát dinh dưỡng vì nó an toàn, và loại oscomote plus 15-9-12 TE (loại này tỉ lệ NPK tốt nhưng có thêm vi lượng nồng độ tương đối cao nên cần người chơi có kinh nghiệm quản lý nước để tránh tình trạng ngộ độc cây). Cả 2 loại này các bạn có thể mua dễ dàng ở shoppe, sendo hoặc ở tiệm bán cây cảnh, hoa lan… 1 kg cỡ 100-120k nhưng các bạn chỉ cần mua 100 200gram là dùng rất lâu rồi.

tỉ lệ NPK tốt nhưng lượng Fe, Mo và 1 số vi lượng hơi cao.
Lượng N rất tốt từ No3 và Nh4, tuy nhiên P và K hơi cao

– Vỏ nang thuốc tây rỗng dùng để cho oscomote vào rồi nhét xuống nền, các bạn xem hình nhé. (giá cỡ 30k cho 100 viên, hoặc 70k cho 500 viên)

 Tổng chi phí cỡ 70-100k mà có thể dùng vài tháng đến cả năm

Cách sử dụng:

– Nếu siêng và muốn an toàn, bạn có thể dùng nhíp gắp 1-2 hạt oscomote này rồi cắm thẳng sâu xuống những gốc cây nào bạn muốn cung cấp thêm dinh dưỡng. 1-2 hạt là đủ rồi.

– Hoặc bạn có thể cho 5-6 hạt oscomote vào 1 viên nang sau đó cắm sâu xuông từng vị trí của hồ, mỗi vị trí cắm nên cách nhau 10-15cm (tùy hồ, nền yếu hay mạnh, loại cây mà các bạn tự canh chỉnh nhé)

4. Lưu ý và lời khuyên:

– Đa số ở VN, các loại oscomote các bạn mua được đều là loại tan hết dinh dưỡng trong 3-4 tháng, và trong môi trường nước thì nó còn nhanh hết dinh dưỡng hơn, cỡ 1-2 tháng. Nếu có thể tìm được loại tan chậm 8 tháng đến 1 năm thì tuyệt vời.

– Nên dùng loại Oscomote 14-14-14 vì nó chỉ có đa lượng NPK và không có khả năng gây độc.

– Trước khi mua, nên kiểm tra bao bì và thông tin xem có phải oscomote hữu cơ của Mỹ và kiểm tra kĩ thông tin thành phần dinh dưỡng (như hình)

– Đừng quá lạm dụng oscomote nếu nền của bạn là nền còn giàu dinh dưỡng. Dinh dưỡng của oscomote là hữu cơ – thức ăn được cây yêu thích nhưng cũng là tác nhân gây rêu hại nếu quá dư thừa.

Comments

  1. Mạnh vũ says

    10/08/2019 at 3:10 PM

    Anh ơi. Cho em hỏi mình có thể cho cái phân tan chậm này vào hộp lọc để nó tan dần ra như nutripad của thủy mộc được ko anh. Nếu được thì a chỉ liều lượng ra sao cho phù hợp nha. Em cám ơn anh nhiều

    Reply
    • Phạm Thành Văn says

      16/08/2019 at 9:43 AM

      Không được em ạ. Nutripad được thiết kế tan chậm trong nước. Còn loại oscomote này họ không sản xuất để dùng dưới nước nên nó sẽ tan rất nhanh.

      Reply
  2. Hùng says

    31/08/2019 at 4:15 AM

    Có loại nhét nào chỉ bổ sung vi lượng mà an toàn ko a
    ADA thì chát quá

    Reply
    • Phạm Thành Văn says

      02/09/2019 at 3:22 PM

      có loại gex, jbl đó em

      Reply
  3. Tiến Lê says

    22/10/2019 at 3:50 PM

    A ơi , sao e trồng hà lan mà mấy cây như vảy ốc đỏ ngày càng nhạt ko được đỏ, e chơi đèn wrgb chế.hồ đã set up được hơn tháng ,ít bị rêu hại , tds hơi cao 350 ph tầm 7.5 -8 .e chỉ xài nền trộn magic base vs sỏi suối thôi.có phải hồ e bị thiếu sắt ko a.mong anh tư vấn cảm ơn a

    Reply
  4. Nguyễn Anh says

    11/03/2020 at 10:06 AM

    ở Hà nội có chỗ nào mua phân này không bác chỉ em với?

    Reply
    • Phạm Thành Văn says

      11/03/2020 at 4:26 PM

      bạn vào shopee, sendo mua có ấy

      Reply

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

(Aqua Tip 2 – Quan Trọng) Tối Ưu Vật Liệu Lọc Và Hệ Vi Sinh

(Aqua Tip 1) Những lưu ý chăm hồ cá, thuỷ sinh mùa dịch Covid-19

(Góc người mới) Kinh Nghiệm Chăm Hồ Thủy Sinh Tránh Rêu Hại Mùa Nóng

(Góc Người Mới) Lựa Chọn Công Suất Lọc & Tốc Độ Dòng Chảy Thích Hợp Cho Hồ Thủy Sinh

Tổng kết 1 số thông tin / vấn đề thường gặp của người chơi thủy sinh VN năm 2020

(Góc Người Mới) Chọn Cốt Nền Phù Hợp Cho Hồ Thủy Sinh

Clip Từng Bước Set Hồ thảm Trân Châu Cu Ba

(Căn bản) Những Điều Người Chơi Cần Lưu Ý Khi Cho Cây Mới Vào Hồ Thủy Sinh

(Căn bản) Hướng Dẫn Chăm Sóc Và Cắt Tỉa Ráy Nana Petite

(Căn Bản) Những Việc Cần Làm Sau Khi Cắt Tỉa Cây Trong Hồ Thủy Sinh

Tổng Hợp Kiến Thức Về Dinh Dưỡng Từ A đến Z Trong Môi Trường Hồ Thủy Sinh (update 2020)

(Căn bản) Hướng Dẫn Cách Mix Đèn T5 Đơn Giản Hiệu Quả Cho Hồ Thủy Sinh

Thử Nghiệm Chuyên Sâu Về Trân Châu Ngọc Trai (Micranthemum ‘”Monte Carlo”)

(góc người mới) Hướng dẫn set hồ thủy sinh phong cách Hà Lan từng bước

Vật Liệu Lọc Nào Tốt Nhất Cho Hồ Thủy Sinh?

Lịch sử phát triển và những thay đổi của phân nền ADA Amazonia

Thông Tin Về 4 Loại Cốt Nền Thông Dụng Của Công Ty JBL

Những Yếu Tố Cần Đặc Biệt Quan Tâm Cho Người Mới Chơi Thủy Sinh

Thử Nghiệm Về Tầm Quan Trọng của Khí Co2 Trong Hồ Thủy Sinh

Hiện Tượng Cảm Nhiễm Trong Hồ Thủy Sinh

(Góc người mới) Hướng Dẫn Sử Dụng Phân Nhét (root tab) Cho Hồ Thủy Sinh 1 Cách Tiết Kiệm Và Hiệu Quả.

(góc người mới) Hướng dẫn cách chế bộ trộn Co2 rẻ tiền mà hiệu quả

Cách tăng giảm độ pH trong hồ cá thủy sinh 1 cách an toàn và hiệu quả

Độ pH Lý Tưởng Cho 1 Hồ Thủy Sinh

(góc người mới) Vì Sao Cây Trong Hồ Thủy Sinh Của Bạn Không “Thở”?

(Góc người mới) Tầm Quan Trọng Của Dòng Chảy và Độ Động Mặt Nước Trong Hồ Thủy Sinh

Bài hướng dẫn từ A đến Z cho người mới bắt đầu chơi thủy sinh

(Chuyên sâu) Nồng Độ Dinh Dưỡng Nào Tối Ưu Cho Cây Thủy Sinh?

(Góc người mới) Rêu hại thủy sinh và cách phòng chống từ A đến Z

Những mẹo nhỏ trong việc thay nước, bảo dưỡng hồ thủy sinh cho các bạn mới chơi.

Bình Luận Mới Nhất

  • Phạm Thành Văn on (Aqua Tip 2 – Quan Trọng) Tối Ưu Vật Liệu Lọc Và Hệ Vi Sinh
  • Phạm Thành Văn on (Aqua Tip 2 – Quan Trọng) Tối Ưu Vật Liệu Lọc Và Hệ Vi Sinh
  • Phạm Thành Văn on (Aqua Tip 2 – Quan Trọng) Tối Ưu Vật Liệu Lọc Và Hệ Vi Sinh
  • Phạm Thành Văn on (Aqua Tip 2 – Quan Trọng) Tối Ưu Vật Liệu Lọc Và Hệ Vi Sinh
  • Phạm Thành Văn on (Aqua Tip 2 – Quan Trọng) Tối Ưu Vật Liệu Lọc Và Hệ Vi Sinh
  • Dũng on (Aqua Tip 2 – Quan Trọng) Tối Ưu Vật Liệu Lọc Và Hệ Vi Sinh
  • Phạm Thành Văn on Clip Từng Bước Set Hồ thảm Trân Châu Cu Ba
  • Nam on Kiến thức căn bản về phân nền thủy sinh – review những sản phẩm thông dụng ở Việt Nam
  • Roogoo on (Aqua Tip 2 – Quan Trọng) Tối Ưu Vật Liệu Lọc Và Hệ Vi Sinh
  • Roogoo on Clip Từng Bước Set Hồ thảm Trân Châu Cu Ba




© 2019 Thuỷ sinh AZ · Liên Hệ · Facebook · Youtube