Thuỷ sinh AZ

Chia Sẻ Kinh Nghiệm Hồ Thuỷ Sinh

  • Chia Sẻ Kinh Nghiệm
  • Phụ kiện thủy sinh
  • Đại Lý Phân Phối Toàn Quốc
  • Liên Hệ Mr. Văn
    • Phản hồi từ khách hàng

Tổng kết 1 số thông tin / vấn đề thường gặp của người chơi thủy sinh VN năm 2020

22/02/2021 by Phạm Thành Văn 10 Comments

Chào các bạn. Hy vọng các bạn vừa có một cái tết khỏe mạnh, an lành bên gia đình. Đầu năm mới mình xin viết bài chia sẽ thông tin tổng hợp của người chơi thủy sinh năm 2020 dựa vào những câu hỏi, tin nhắn của các bạn đặt ra cho mình xuyên suốt năm Covid vừa rồi. Đây chỉ là những thông tin mình tổng hợp CÁ NHÂN thôi nhé.

1. “Thiếu CO2” không còn là lỗi thường gặp nhất so với trước kia

Việc cung cấp không tốt khí Co2 bây giờ dường như rất hiếm gặp. Mình thấy các bạn mới chơi giờ đây đã làm rất tốt việc này. Đây là tín hiệu đáng mừng vì cung cấp tốt khí Co2 đã giải quyết và hạn chế nhiều vấn đề sau này. Mình nghĩ lý do chính là bình khí / van điện / bộ trộn Co2 giờ đã rẻ và dễ mua hơn, thêm vào đó người chơi dễ dàng tìm hiểu cách đo nồng độ CO2 bằng pH hoặc qua dụng cụ đo Co2 indicator, và sự quan trọng của khí CO2 cũng được đề cập nhiều trên nhiều website, youtube và các nhóm hội facebook.

2. Rêu hại thường gặp nhất của năm 2020: BBA – rêu chùm đen (và chùm xanh)

BBA đã vượt qua rêu tóc và tảo nâu để trở thành “rêu hại quốc dân” năm vừa rồi. Mình để ý 10 trường hợp bị BBA thì 9 bạn chơi hồ ráy, rêu, dương xỉ, bucep (những cây phát triển chậm và hút dinh dưỡng ít). Và điểm chung của các bạn ấy là thói quen thay nước 1 lần / tuần trong suốt vài tháng đến cả năm trời. Việc này làm tạp chất hữu cơ tích tụ dần và 1 ngày nào đó đủ để kích hoạt BBA. Ngoài ra còn nhiều lý do khác nhưng hữu cơ dư thừa vẫn là lý do hàng đầu của BBA.

3. Sự thay đổi về đèn

T8 jebo hầu như tuyệt chủng, T5HO tuy vẫn được tin dùng nhưng dần yếu thế so với LED, nhất là wrgb từ các hãng TQ – sự chọn lựa vàng của năm 2020. Giờ đây rất hiếm người chơi chọn đèn T8, T8 cũng khó mua hơn. Năm 2020 là năm của LED với điểm mạnh là rẻ, dễ mua, phong phú về sản phẩm và giá tiền, tiết kiệm điện và hiệu quả. Tuy nhiên cũng vì sự thông dụng của LED mà một số cây vốn dễ trồng vì ưa ánh sáng trung bình như Trân Châu Ngọc Trai, lại trở lên khó chịu, đỏng đảnh dưới ánh sáng LED với PAR mạnh.

chihirous wrgb 2

4. Dinh dưỡng hay bị thiếu hụt nhất: Sắt (Fe)

Cứ 10 bạn gửi hình nhờ mình tư vấn khi cây gặp vấn đề thì 7/10 bạn bị vấn đề thiếu Fe. Thậm chí đây cũng là bệnh thông dụng của các thành viên bên các nhóm hội trồng cây thủy canh. Nguyên nhân chính của việc thiếu Fe này là đa số các hồ trồng cây dưới ánh đèn LED mạnh thì metabolism (quá trình trao đổi chất) của cây thủy sinh sẽ nhanh hơn và tiêu thụ vi lượng Fe cũng nhanh hơn. Những hồ dùng đèn yếu như T8 rất hiếm khi thiếu Fe trừ khi thay nước quá nhiều. Nguyên nhân tiếp theo là vì đa số các nền công nghiệp và cả nền trộn đều hạn chế cho sắt tan tự do trong nước (sợ rêu hại và gây độc cây), và dinh dưỡng hữu cơ từ phân cá hay lá cây cũng hiếm khi chứa đủ lượng Fe cho cây. Nếu bạn thấy lá non của cây trong hồ bị mất màu, bạc trắng thì 99% hồ của bạn đã thiếu Fe. Lượng Fe an toàn và hiệu quả làm cây khỏe mạnh, phát triển căng đẹp là từ 0.1-0.2 mg/L. Một số hồ có độ cứng cao và nhiều loại cây cần Fe nhiều hơn thì có thể đưa lên 0.3 – 0.5 mg/L. Về Fe thì mình đã viết khá nhiều bài về nó rồi.

hồ khách hàng thuysinhaz có biểu hiện thiếu Fe

5. Cây trải nền thông dụng nhất: vẫn là Monter Carlo – Trân Châu Ngọc Trai

không thay đổi so với năm 2019. Cũng dễ hiểu vì TCNT là cây trải thảm đẹp và dễ dàng mua được ở hầu hết các shop thủy sinh. Tuy nhiên vì sự thông dụng của LED nên tcnt dần trở lên khó nhằn hơn. Nếu các bạn hỏi mình bí quyết thành công 100% khi trồng tcnt thì mình sẽ trả lời là: chọn đúng đèn và cường độ (nếu Led mạnh quá thì chọn độ cao thích hợp), chọn nền dinh dưỡng vừa phải, và hạn chế tối đa đá kẹp kem / đá trắng, san hô, sỏi 3 màu… trong hồ.

6. Layout thông dụng nhất: như mọi năm – bonsai gắn rêu minitanwan, thảm mini fissdent hoặc trải nền tcnt

Lý do là layout này rất bắt mắt, tin mình đi, bạn cứ hỏi người mới chơi xem họ có thích layout bonsai rêu và thảm cỏ xanh rì xem.

7. Lỗi thường gặp nhiều nhất: cho quá nhiều đá kẹp kem / tai mèo và những loại đá gây tăng pH, gH khác vào hồ trồng tcnt chủ đạo.

Với sự thông dụng của TCNT, nhà nhà đều trồng và cố chinh phục nó. Ngoài lỗi dùng ánh sáng quá mạnh khi trồng tcnt, nhiều bạn còn lạm dụng quá nhiều đá có thể gây tan gh, pH và tds như đá kẹp kem. Việc trồng full thảm tcnt CĂNG XANH trong 1 hồ full layout đá kẹp kem là điều rất rất khó. Các bạn mới chơi nên né đá và những gì có thể gây tăng các thông số trên nếu muốn trồng thảm tcnt xanh đẹp.

8. Vật liệu lọc thông dụng nhất: vẫn là Matrix – ông vua vll đến từ Seachem.

Tuy nhiên, mình đang thử nghiệm 1 số vll thông dụng rẻ tiền khác để so sánh với vll mắc tiền như Matrix hay Substrate pro và sẽ chia sẽ cho các bạn sớm khi có kết quả.

9. Sự lụi tàn và biến mất dần dần của “hạt mầm thần thánh”.

Ngay cả trên shopee thì đấu thầu từ khóa “hạt mầm thủy sinh” cũng rớt giá thậm tệ so với năm ngoái. Đây là điều có thể dễ dàng tiên đoán được vì sự thông dụng của các nhóm hội fb, youtube và họ chia sẽ dễ dàng thông tin về loại hạt mầm tai tiếng này.

10. Cá được sử dụng thông dụng nhất: vẫn là neon vua như mọi năm.

Vẫn là lời khuyên cho các bạn mới chơi: nếu thả cá neon vào hồ có hệ thống lọc và vi sinh chưa ổn định thì nước hồ sẽ còn nhiều vi khuẩn có thể gây nấm và chết cá neon hàng loạt. Nên thả các sau ít nhất vài tuần sau khi set hồ.

 

Comments

  1. hưng says

    23/02/2021 at 3:30 AM

    lỡ chơi đá kẹp kem với tcnt rồi thì khắc phục sao hả bác

    Reply
  2. hưng says

    23/02/2021 at 3:36 AM

    lỡ chơi đá kẹp kem và tcnt rồi thì làm thế nào khắc phục được thế ạ

    Reply
  3. Huy says

    27/02/2021 at 1:26 PM

    Đọc bài của này minh thấy khác một số bạn trong 1 số nhóm thuỷ sinh, khuyên nên thường xuyên thay nước nên 1 tuần/lần để giảm rêu hại. Theo Bác thì rêu chùm đen (chùm xanh) cũng từ nguyên nhân này. Xin giải thích rõ chút được kg Bác. Mình cũng đang điều chỉnh thay nước từ 1 tuần sang 2 tuấn/ lần sau khi đọc bài này xem kết quả như nào ( cũng ít tốn công hơn). Chúc Bác sức khoẻ!

    Reply
    • Phạm Thành Văn says

      28/03/2021 at 12:58 AM

      việc thay nước bao nhiêu lần trong tuần còn tùy thuộc vào tùy hồ, ví dụ những hồ chơi rêu ráy, dương xỉ (những loại cây phát triển chậm và hút ít dinh dưỡng) thì nếu thay nước 1 lần / tuần, hữu cơ dư thừa sẽ tích tụ dần qua 1 thời gian. Những hồ này nên thay nước nhiều hơn.
      Việc thay nước cũng còn tùy vào thời điểm, tuổi hồ, ánh sáng, nền… Nhưng nếu người chơi có kinh nghiệm bổ xung dinh dưỡng sau khi thay nước thì thay nhiều lần trong tuần vẫn tốt.

      Reply
  4. Kỳ says

    09/03/2021 at 5:40 AM

    A văn e có vài câu hỏi mong a giải đáp :
    – kéo thêm lọc phụ có làm giảm dòng của lọc chính không?
    – Liệu dùng khoá giảm dòng có gây ảnh hưởng đến tuổi thọ của máy bơm không?
    – Lọc sunsun hbl 803 tải cho hồ 644 thì khả năng lọc chỉ tương đối hay nó thật sự vô dụng ?
    Cảm ơn anh !!!

    Reply
    • Phạm Thành Văn says

      11/03/2021 at 11:22 AM

      1. có giảm dòng lọc chính khi vật liệu lọc dơ và cản dòng
      2. không ảnh hưởng đến tuổi thọ máy bơm e
      3. Tương đối em, em dùng nhiều bông thay vì toàn matrix hay sứ thì sẽ rất hiệu quả

      Reply
  5. KIENLT says

    19/03/2021 at 1:00 PM

    Bác cho em hỏi. Em mới chơi thủy sinh. Mỗi lần thay nước thấy rất cực. Cái hút tay mạnh quá, hút lên cả phân nền, lúc vào nước cũng vậy, cứ phải múc nước đổ vào.
    Bác có kinh nghiệm cho em hỏi có loại bơm hút nước nào công suất nhẹ nhàng cho việc này không ạ. Em xem rất nhiều clip trên youtube mà vẫn không biết dùng loại nào.
    Em cảm ơn

    Reply
    • Phạm Thành Văn says

      24/03/2021 at 1:09 AM

      hút ra thì bạn dùng ống phi nhỏ tùy theo kích thước hồ, nếu hồ nhỏ thì múc nước đổ vào, hồ to thì bạn xả nước từ vòi vào, chia chữ T cho nó khỏi xoáy xuống nền

      Reply
  6. Duy Ninh Trinh says

    11/04/2021 at 7:05 PM

    Anh ơi cho em hỏi một câu không liên quan lắm tới bài đăng được không ạ?
    Em đang có một bể 40 30 30, vừa setup xong và có trân châu ngọc trai, đèn em dùng là Chihiros WRGB 2 35cm. Thì để trân châu ngọc trai phát triển tốt gia đoạn ban đầu này em nên để đèn công suất bao nhiêu % ạ, và chiếu sáng bao tiếng một ngày ạ? (Bể em có đủ co2 ạ)
    Em cảm ơn anh nhé!

    Reply
    • Phạm Thành Văn says

      15/04/2021 at 11:08 AM

      cũng tùy các yếu tố khác nữa nhưng e thử bắt đầu ở mức 70% nhé

      Reply

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

(Aqua Tip 2 – Quan Trọng) Tối Ưu Vật Liệu Lọc Và Hệ Vi Sinh

(Aqua Tip 1) Những lưu ý chăm hồ cá, thuỷ sinh mùa dịch Covid-19

(Góc người mới) Kinh Nghiệm Chăm Hồ Thủy Sinh Tránh Rêu Hại Mùa Nóng

(Góc Người Mới) Lựa Chọn Công Suất Lọc & Tốc Độ Dòng Chảy Thích Hợp Cho Hồ Thủy Sinh

Tổng kết 1 số thông tin / vấn đề thường gặp của người chơi thủy sinh VN năm 2020

(Góc Người Mới) Chọn Cốt Nền Phù Hợp Cho Hồ Thủy Sinh

Clip Từng Bước Set Hồ thảm Trân Châu Cu Ba

(Căn bản) Những Điều Người Chơi Cần Lưu Ý Khi Cho Cây Mới Vào Hồ Thủy Sinh

(Căn bản) Hướng Dẫn Chăm Sóc Và Cắt Tỉa Ráy Nana Petite

(Căn Bản) Những Việc Cần Làm Sau Khi Cắt Tỉa Cây Trong Hồ Thủy Sinh

Tổng Hợp Kiến Thức Về Dinh Dưỡng Từ A đến Z Trong Môi Trường Hồ Thủy Sinh (update 2020)

(Căn bản) Hướng Dẫn Cách Mix Đèn T5 Đơn Giản Hiệu Quả Cho Hồ Thủy Sinh

Thử Nghiệm Chuyên Sâu Về Trân Châu Ngọc Trai (Micranthemum ‘”Monte Carlo”)

(góc người mới) Hướng dẫn set hồ thủy sinh phong cách Hà Lan từng bước

Vật Liệu Lọc Nào Tốt Nhất Cho Hồ Thủy Sinh?

Lịch sử phát triển và những thay đổi của phân nền ADA Amazonia

Thông Tin Về 4 Loại Cốt Nền Thông Dụng Của Công Ty JBL

Những Yếu Tố Cần Đặc Biệt Quan Tâm Cho Người Mới Chơi Thủy Sinh

Thử Nghiệm Về Tầm Quan Trọng của Khí Co2 Trong Hồ Thủy Sinh

Hiện Tượng Cảm Nhiễm Trong Hồ Thủy Sinh

(Góc người mới) Hướng Dẫn Sử Dụng Phân Nhét (root tab) Cho Hồ Thủy Sinh 1 Cách Tiết Kiệm Và Hiệu Quả.

(góc người mới) Hướng dẫn cách chế bộ trộn Co2 rẻ tiền mà hiệu quả

Cách tăng giảm độ pH trong hồ cá thủy sinh 1 cách an toàn và hiệu quả

Độ pH Lý Tưởng Cho 1 Hồ Thủy Sinh

(góc người mới) Vì Sao Cây Trong Hồ Thủy Sinh Của Bạn Không “Thở”?

(Góc người mới) Tầm Quan Trọng Của Dòng Chảy và Độ Động Mặt Nước Trong Hồ Thủy Sinh

Bài hướng dẫn từ A đến Z cho người mới bắt đầu chơi thủy sinh

(Chuyên sâu) Nồng Độ Dinh Dưỡng Nào Tối Ưu Cho Cây Thủy Sinh?

(Góc người mới) Rêu hại thủy sinh và cách phòng chống từ A đến Z

Những mẹo nhỏ trong việc thay nước, bảo dưỡng hồ thủy sinh cho các bạn mới chơi.

Bình Luận Mới Nhất

  • Phạm Thành Văn on (Aqua Tip 2 – Quan Trọng) Tối Ưu Vật Liệu Lọc Và Hệ Vi Sinh
  • Phạm Thành Văn on (Aqua Tip 2 – Quan Trọng) Tối Ưu Vật Liệu Lọc Và Hệ Vi Sinh
  • Phạm Thành Văn on (Aqua Tip 2 – Quan Trọng) Tối Ưu Vật Liệu Lọc Và Hệ Vi Sinh
  • Phạm Thành Văn on (Aqua Tip 2 – Quan Trọng) Tối Ưu Vật Liệu Lọc Và Hệ Vi Sinh
  • Phạm Thành Văn on (Aqua Tip 2 – Quan Trọng) Tối Ưu Vật Liệu Lọc Và Hệ Vi Sinh
  • Dũng on (Aqua Tip 2 – Quan Trọng) Tối Ưu Vật Liệu Lọc Và Hệ Vi Sinh
  • Phạm Thành Văn on Clip Từng Bước Set Hồ thảm Trân Châu Cu Ba
  • Nam on Kiến thức căn bản về phân nền thủy sinh – review những sản phẩm thông dụng ở Việt Nam
  • Roogoo on (Aqua Tip 2 – Quan Trọng) Tối Ưu Vật Liệu Lọc Và Hệ Vi Sinh
  • Roogoo on Clip Từng Bước Set Hồ thảm Trân Châu Cu Ba




© 2019 Thuỷ sinh AZ · Liên Hệ · Facebook · Youtube