Thuỷ sinh AZ

Chia Sẻ Kinh Nghiệm Hồ Thuỷ Sinh

  • Chia Sẻ Kinh Nghiệm
  • Phụ kiện thủy sinh
  • Đại Lý Phân Phối Toàn Quốc
  • Liên Hệ Mr. Văn
    • Phản hồi từ khách hàng

(góc người mới) Vì Sao Cây Trong Hồ Thủy Sinh Của Bạn Không “Thở”?

30/05/2019 by Phạm Thành Văn 28 Comments

Cây thủy sinh quang hợp – hay thường được anh em gọi là “cây thở” là hiện tượng rất sống động và bắt mắt mà bất cứ người chơi thủy sinh nào cũng mong muốn được ngắm hằng ngày. Tuy nhiên nhiều bạn mới chơi làm đủ cách mà vẫn chưa thấy sự quang hợp trong hồ của họ.

1. Các yếu tố cần để cây thủy sinh có thể quang hợp mạnh mẽ:

– Ánh sáng: mình đề cập đầu tiên vì yếu tố này quan trọng bậc nhất, để tính lượng ánh sáng đủ cho cây thở thì bạn vào link này đọc nhé: http://149.28.229.227/anh-sang-trong-ho-thuy-sinh/

– Carbon: yếu tố đặc biệt quan trọng thứ 2 sau ánh sáng, carbon là đa lượng không thể thiếu cho cây thủy sinh, và carbon được cung cấp qua dạng khí nén Co2 là hiệu quả nhất.

– Dòng chảy không quá mạnh: nếu lọc của bạn có công suất quá cao thì dòng nước có thể sẽ cuốn hết khí o2 được cây nhả ra khi thở.

– Cây không bị độc kim loại nặng, độc hữu cơ: khi cây bị ngộ độc thì biểu hiện đầu tiên là ngừng quang hợp

– Hồ không quá thiếu dinh dưỡng: việc thiếu 1 số chất đa vi lượng cũng làm cây ngừng quang hợp và ngừng phát triển.

– pH không quá cao hay quá thấp: ở ngưỡng pH trên 8 và dưới 4 thì hầu hết các cây thủy sinh sẽ ngừng quang hợp.

– 1 số cây phát triển nhanh (rong) sẽ dễ thở và thở nhiều hơn những loài phát triển chậm như rêu, ráy, dương xỉ hay bucep.

2. Cách làm cho cây “thở”

– Đầu tiên bạn thử tăng ánh sáng bằng cách thêm cường độ sáng (thêm bóng đèn), nếu cây của bạn thở nhiều thì đã ok.

– Nếu tăng đèn mà cây chưa thở, bạn hãy tăng Co2 1 cách an toàn như sau: chạy 1 cái lọc váng, lấy 1 mẫu nước hồ ra ngoài để 24h sau đó đo pH và ghi lại kết quả, bắt đầu tăng Co2 và mỗi 30 phút đo pH nước trong hồ khi nào pH này thấp hơn pH mẫu nước để 24h kia 1 độ thì lượng CO2 đã tối ưu, bạn không cần lo về Co2 nữa. Thêm 1 mẹo nữa là nếu bạn cung cấp Co2 dạng bọt li ti thì khả năng những cây khó thở như rêu ráy dương xỉ, bucep cũng sẽ thở rất mạnh.

– Thường thì sau 2 bước trên thì đa số cây của bạn đã thở rất mạnh, nhưng nếu nó vẫn lì lợm thì bạn thử tắt lọc 10 phút xem cây có thở không, nếu cây bắt đầu thở khi tắt hết lọc thì lý do là dòng chảy của hồ bạn quá mạnh, cần giảm dòng lại.

– Sau 3 bước trên mà hồ bạn vẫn chưa thở thì có khả năng hồ bạn quá dơ hữu cơ hoặc kim loại nặng, bạn thử thay nước 30% liên tục vài ngày xem sao. Sau đó có thể châm ít phân nước rồi quan sát. Nếu là nền tự trộn thì nên suy xét về việc đổi nền, mua nền của 1 số bạn trộn sẵn hoặc dùng nền công nghiệp như ADA, gex…

Chúc các bạn thành công.

Comments

  1. Sơn Hoàng Trường says

    20/08/2019 at 11:00 AM

    Me đã áp dụng và cây đã thờ oxi cảm ơn anh ạ

    Reply
  2. Linh Triệu says

    09/12/2019 at 8:36 AM

    Hồ của mình rải rêu Minifiss( lá cạn) làm nền, Lũa gắn rêu mini Taiwan, 2 ngày đầu tiên khi set up bể thấy rêu Minifiss và rêu mini taiwan thở nhiều. Sau 2 ngày sau thấy rêu Minifiss không còn thở nữa, cây rêu mini taiwan mình thấy vẫn còn thở nhưng ít hơn, bạn cho mình hỏi có phải do rêu minifiss thay lá cạn sang lá nước nên không thở không ( hiện mình không dùng CO2), thay nước 3 ngày/l (30-50%) bể.

    Reply
    • Phạm Thành Văn says

      12/12/2019 at 11:29 AM

      cây cạn mới hạ thủy nó shock môi trường và nhả bong bóng 1 ngày, chứ không phải nó thở đâu bạn

      Reply
  3. Hiếu lê says

    12/12/2019 at 3:07 PM

    Nguồn nước máy nơi mình ở TDS cao 250 ko bít có ổn ko. Hồ minh chơi rêu ráy bucep ,tân đế tài hồng ko thấy cây thở .

    Reply
    • Phạm Thành Văn says

      18/12/2019 at 11:27 AM

      tds 250 hơi khó chơi nhưng sẽ vẫn OK nếu tds đó chủ yếu là khoáng chất chứ không phải tạp chất. Bạn có thể trộn thêm nước RO 50/50 vào là ok

      Reply
      • Nguyễn phi long says

        18/04/2020 at 2:31 PM

        Bác ơi. Hồ e có c02 và cây vừa trồng đk hơn 1 ngày. Nhưng của e là lọc tràn. E sủi co2 lên bọt khí nhưng nó lên thẳng đứng. Chứ lọc của e yếu quá ko thổi đk bọt khí ạ. Cây của e cũng ko thở. Bác giúp e với ạ. E mới tinh luôn ạ. Thanks các bác

        Reply
        • Phạm Thành Văn says

          18/04/2020 at 2:32 PM

          cây phát triển tốt và hồ sạch rêu hại là tốt rồi bạn, chưa cần quan tâm cây thở. Sau này bạn có kinh nghiệm và set hồ khác chuẩn hơn thì sẽ thấy cây thở thôi

          Reply
  4. Nhật says

    21/12/2019 at 1:29 PM

    Nguồn nước nhà em sử dụng là nước giếng. Vậy mình cần bổ sung những khoáng chất vi lượng nào vậy anh ?

    Reply
    • Phạm Thành Văn says

      22/12/2019 at 10:28 AM

      nước giếng tùy chất lượng từng nơi nên rất khó biết phải châm gì thêm em, không như nước máy thường ổn định hơn

      Reply
  5. Thành Trung says

    23/12/2019 at 3:33 PM

    A văn cho e hỏi e trồng các loại cắt cắm mà nền hơi ít dưỡng .sau đó e có châm thêm phân nước all in one thì cây hồng thái dương và vảy ốc ngọc trai bị đen ngọn và rữa lá còn những cây khác vẫn pt bình thường là do thừa dinh dưỡng hay sao a?? Mình có nên tiếp tục châm phân nước k a ? E cám ơn

    Reply
    • Phạm Thành Văn says

      24/12/2019 at 2:56 PM

      Hồng Thái Dương (rotala panatal) vốn rất khỏe và chịu đựng dinh dưỡng, hóa học tốt, anh không nghĩ là do phân nước làm nó ảnh hưởng. Pearl thì nhạy cảm nên có khả năng. Anh nghĩ hồ e có bộ nền cũ nên bắt đầu độc. Em nên thay nước và bảo dưỡng vệ sinh hồ nhiều hơn.

      Reply
  6. Nguyễn Văn Bắc says

    13/02/2020 at 3:48 PM

    em mua trân châu ngọc trai về cấy, chỉ dùng đèn và lọc không có sủi co2 thì cây có thể phát triển được không ạ?

    Reply
    • Phạm Thành Văn says

      16/02/2020 at 2:59 PM

      nếu cạn thì được, nước thì khó phát triển.

      Reply
  7. Nam says

    15/03/2020 at 1:58 AM

    Anh cho e hỏi là e lật hồ để thêm phân nền với sửa lại bố cục được 1 tháng rồi mà vẫn ko thở. Trước cây thở rất mạnh, ráy với dương xỉ cũng nhả khí liên tục. Đèn, co2, lọc dòng chảy e giữ nguyên. Anh giúp e với ạ!

    Reply
    • Phạm Thành Văn says

      17/03/2020 at 4:02 PM

      em thử tắt hết lọc xem nó có thở không. Nếu thở thì an tâm, không thở thì em nên đo lại lượng Co2 bằng cách đo pH

      Reply
  8. Nam says

    19/03/2020 at 2:29 AM

    Chao anh, cam on bai chia se cua anh cho em hoi nguon nuoc nha em, deu qua he thong softerning, khong biet co trong tcnt duoc khong anh?
    Cam on anh

    Reply
    • Phạm Thành Văn says

      24/03/2020 at 4:13 PM

      chào em, thường nước mềm thì chơi thủy sinh rất tốt. Em phải cho a biết thông số sau khi qua hệ thống làm mềm nước như gH, kh, pH và tds bao nhiêu.

      Reply
  9. Minh mai says

    18/04/2020 at 2:47 PM

    Hồ em không thấy hiện tượng cây nhả bọt khí nhưng cây vẫn phát triển xanh tốt là sao ạ

    Reply
    • Phạm Thành Văn says

      20/04/2020 at 3:03 PM

      có thể nó đang quang hợp nhưng lọc em mạnh quá nên em không thấy rõ.

      Reply
    • [email protected] says

      24/04/2020 at 4:33 PM

      anh ơi hồ nhà e hồi lúc mới setup thi thấy có cây vẫn thở, nhưng bây giờ thì e lại ko thấy cây thở nữa ạ, mặc dù e đã dùng đèn, co2 nhiều nhưng cây vẫn ko pt dc ạ

      Reply
      • Phạm Thành Văn says

        27/04/2020 at 4:48 PM

        1 số cây mới cho vào hồ nó shock nước nên nhìn giống thở. Có lẽ hồ e chưa đủ sáng hoặc Co2 nên chưa bao giờ cây thở cả em ạ.

        Reply
  10. Sơn says

    29/04/2020 at 9:11 AM

    Bác cho hỏi tại sao e thử trồng cả bèo cái và bèo Nhật trong bể thủy sinh 60×40 đặt trong nhà mà cứ bị vàng lá rồi thối dần nhỉ? E dùng 1 máng led odyssea slim

    Reply
    • Phạm Thành Văn says

      01/05/2020 at 4:08 PM

      nước hồ bạn chắc có vấn đề gì rồi, ví dụ như lâu không thay nước

      Reply
  11. Minh mạnh says

    31/07/2020 at 1:57 AM

    Anh văn cho e hỏi hồ em trồng cắt cắm e setup đc 3 ngày co2 e bật mạnh nhưng chỉ thấy bọt khí chỉ bám ở lá cây như vậy có phải là cây thở ko anh em cảm ơn ạ

    Reply
    • Phạm Thành Văn says

      31/07/2020 at 11:54 AM

      bám vậy có thể là thở đó em, trừ 1 số cây hay bị shock nước khi mới hạ thủy

      Reply
  12. Khả Sơn says

    05/11/2020 at 8:30 AM

    Anh cho e hỏi? Hồ e 7.4.4 dùng đèn chihiros wrgb2 bật full sáng. Cây trong hồ có nền ngưu mao chiên lùng xoè, ráy, ít cây cắt cắm đỏ, liễu răng cưa. CO2 mạnh nhưng vẫn ko thấy cây thở. Hồ e setup được 10 ngày rồi. Nền e sài ADA ver2 thêm cốt nền JBL. Thanks a

    Reply
  13. Quyetdao says

    28/12/2020 at 2:57 PM

    Hồ e 1m dùng đèn led rgb chế 120w chip led luxeon 1w có co2 mà không thấy cây thở . Vậy có phải thiếu sáng không bác

    Reply
    • Phạm Thành Văn says

      02/01/2021 at 11:12 AM

      cũng chưa hẳn bạn. Cây thở còn nhiều yếu tố quyết định khác như Co2 chẳng hạn

      Reply

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

(Aqua Tip 2 – Quan Trọng) Tối Ưu Vật Liệu Lọc Và Hệ Vi Sinh

(Aqua Tip 1) Những lưu ý chăm hồ cá, thuỷ sinh mùa dịch Covid-19

(Góc người mới) Kinh Nghiệm Chăm Hồ Thủy Sinh Tránh Rêu Hại Mùa Nóng

(Góc Người Mới) Lựa Chọn Công Suất Lọc & Tốc Độ Dòng Chảy Thích Hợp Cho Hồ Thủy Sinh

Tổng kết 1 số thông tin / vấn đề thường gặp của người chơi thủy sinh VN năm 2020

(Góc Người Mới) Chọn Cốt Nền Phù Hợp Cho Hồ Thủy Sinh

Clip Từng Bước Set Hồ thảm Trân Châu Cu Ba

(Căn bản) Những Điều Người Chơi Cần Lưu Ý Khi Cho Cây Mới Vào Hồ Thủy Sinh

(Căn bản) Hướng Dẫn Chăm Sóc Và Cắt Tỉa Ráy Nana Petite

(Căn Bản) Những Việc Cần Làm Sau Khi Cắt Tỉa Cây Trong Hồ Thủy Sinh

Tổng Hợp Kiến Thức Về Dinh Dưỡng Từ A đến Z Trong Môi Trường Hồ Thủy Sinh (update 2020)

(Căn bản) Hướng Dẫn Cách Mix Đèn T5 Đơn Giản Hiệu Quả Cho Hồ Thủy Sinh

Thử Nghiệm Chuyên Sâu Về Trân Châu Ngọc Trai (Micranthemum ‘”Monte Carlo”)

(góc người mới) Hướng dẫn set hồ thủy sinh phong cách Hà Lan từng bước

Vật Liệu Lọc Nào Tốt Nhất Cho Hồ Thủy Sinh?

Lịch sử phát triển và những thay đổi của phân nền ADA Amazonia

Thông Tin Về 4 Loại Cốt Nền Thông Dụng Của Công Ty JBL

Những Yếu Tố Cần Đặc Biệt Quan Tâm Cho Người Mới Chơi Thủy Sinh

Thử Nghiệm Về Tầm Quan Trọng của Khí Co2 Trong Hồ Thủy Sinh

Hiện Tượng Cảm Nhiễm Trong Hồ Thủy Sinh

(Góc người mới) Hướng Dẫn Sử Dụng Phân Nhét (root tab) Cho Hồ Thủy Sinh 1 Cách Tiết Kiệm Và Hiệu Quả.

(góc người mới) Hướng dẫn cách chế bộ trộn Co2 rẻ tiền mà hiệu quả

Cách tăng giảm độ pH trong hồ cá thủy sinh 1 cách an toàn và hiệu quả

Độ pH Lý Tưởng Cho 1 Hồ Thủy Sinh

(góc người mới) Vì Sao Cây Trong Hồ Thủy Sinh Của Bạn Không “Thở”?

(Góc người mới) Tầm Quan Trọng Của Dòng Chảy và Độ Động Mặt Nước Trong Hồ Thủy Sinh

Bài hướng dẫn từ A đến Z cho người mới bắt đầu chơi thủy sinh

(Chuyên sâu) Nồng Độ Dinh Dưỡng Nào Tối Ưu Cho Cây Thủy Sinh?

(Góc người mới) Rêu hại thủy sinh và cách phòng chống từ A đến Z

Những mẹo nhỏ trong việc thay nước, bảo dưỡng hồ thủy sinh cho các bạn mới chơi.

Bình Luận Mới Nhất

  • Phạm Thành Văn on (Aqua Tip 2 – Quan Trọng) Tối Ưu Vật Liệu Lọc Và Hệ Vi Sinh
  • Phạm Thành Văn on (Aqua Tip 2 – Quan Trọng) Tối Ưu Vật Liệu Lọc Và Hệ Vi Sinh
  • Phạm Thành Văn on (Aqua Tip 2 – Quan Trọng) Tối Ưu Vật Liệu Lọc Và Hệ Vi Sinh
  • Phạm Thành Văn on (Aqua Tip 2 – Quan Trọng) Tối Ưu Vật Liệu Lọc Và Hệ Vi Sinh
  • Phạm Thành Văn on (Aqua Tip 2 – Quan Trọng) Tối Ưu Vật Liệu Lọc Và Hệ Vi Sinh
  • Dũng on (Aqua Tip 2 – Quan Trọng) Tối Ưu Vật Liệu Lọc Và Hệ Vi Sinh
  • Phạm Thành Văn on Clip Từng Bước Set Hồ thảm Trân Châu Cu Ba
  • Nam on Kiến thức căn bản về phân nền thủy sinh – review những sản phẩm thông dụng ở Việt Nam
  • Roogoo on (Aqua Tip 2 – Quan Trọng) Tối Ưu Vật Liệu Lọc Và Hệ Vi Sinh
  • Roogoo on Clip Từng Bước Set Hồ thảm Trân Châu Cu Ba




© 2019 Thuỷ sinh AZ · Liên Hệ · Facebook · Youtube