Thuỷ sinh AZ

Chia Sẻ Kinh Nghiệm Hồ Thuỷ Sinh

  • Chia Sẻ Kinh Nghiệm
  • Phụ kiện thủy sinh
  • Đại Lý Phân Phối Toàn Quốc
  • Liên Hệ Mr. Văn
    • Phản hồi từ khách hàng

(Căn bản) Hướng Dẫn Chăm Sóc Và Cắt Tỉa Ráy Nana Petite

20/04/2020 by Phạm Thành Văn 53 Comments

Hướng Dẫn Chăm Sóc Và Cắt Tỉa Ráy Nana Petite

I. Giới thiệu

Nana Petite có tên khoa học là Petita Nana (Anubias barteri “petite”), chữ petite có nghĩa là little – nhỏ bé. Đúng như cái tên của nó, đây là cây họ ráy thuộc loại lá nhỏ bậc nhất. Nana petite là giống cây khỏe, đẹp, dễ trồng, phát triển chậm nên được người chơi ở VN và thế giới yêu thích và trồng rộng rãi.

1. Thông tin căn bản:

  • Tên khoa học: Anubias barteri “petie”
  • Nhiệt độ thích hợp: 20-30 độ, tốt nhất từ 22-28 độ
  • Độ khó: dễ
  • Ánh sáng: thấp, trung bình (PAR từ 30-70 umol) nếu cao (trên 100 umol) cần quản lý nước và dinh dưỡng tốt.
  • Độ pH phù hợp: từ 5 đến 8.5, tốt nhất từ 5.5 đến 6.5
  • Sống được từ nước acid đến kiềm, độ kH không quá quan trọng
  • Sống được từ nước mềm đến nước cứng, độ gH không quá quang trọng
  • Tốc độ phát triển: chậm, nếu có đủ carbon, đa vi lượng thì tốc độ tăng lên trung bình
  • Dinh dưỡng: cần lưu tâm về kali và đặc biệt cần ĐỦ SẮT trong nước, những đa vi lượng khác như N P cần rất ít. Nana petite thường bị vàng, nhạt màu ngọn non nếu sắt (Fe) không đủ trong nước, tuy nó cần rất ít đa lượng nhưng lượng Fe phải luôn đảm bảo 0.05 đến 0.1 mg/L (ppm). Thiếu Fe làm cây phát triển rất chậm hoặc ngừng phát triển trong 1 thời gian dài.
hồ khách hàng thuysinhaz có biểu hiện thiếu Fe
  • Carbon: cần ít carbon, lượng carbon ít ỏi từ nền tan ra (carbon hữu cơ), carbon từ cá tép thở, và carbon từ nước mới là quá đủ cho petite, nhưng nếu cung cấp thêm dạng CO2 khí thì lá sẽ căng đẹp, phát triển tốt và có khuynh hướng to dần ra.
  • Dòng chảy: không quá quan trọng, thích dòng chảy trung bình đến mạnh

    petite khỏe mạnh trong hồ thuysinhaz

2. Cảm nhận và trải nghiệm cá nhân

  • Trong nhiều năm quan sát và thử đủ loại thí nghiệm trên petite, mình nhận thấy rằng chất cần thiết và hay bị thiếu hụt nhất cho loài cây này là sắt (Fe). Những năm đầu trồng petite, mình luôn chủ quan và nghĩ rằng nó thuộc loại trầu anubias nên chắc cũng không cần nhiều dinh dưỡng (như cây trầu bà chẳng hạn, để vào cốc nước chẳng có chất gì mà phát triển ầm ầm). Và suy luận này của mình đã sai, nhiều hồ petite của mình tuy không bị rêu hại tấn công, cây không chết nhưng luôn ngừng phát triển, có hồ đến 6-7 tháng vẫn y nguyên. Điểm chung của những hồ này của mình là ngọn non của petite luôn vàng, mình cứ nghĩ đây là sinh lý cây cho đến khi bắt đầu thí nghiệm nghiêm túc với Fe và petite hơn. Những hồ có nồng độ Fe đạt từ 0.05 đến 0.1 mg/L (ppm) trong nước (không phải trong đáy, cốt nền và phân nền), thì ngọn non đều rất xanh, căng đẹp và ra chồi mới đều đều. Loại Fe yêu thích của ráy petite là Fe chelate Edta hay Dtpa. Những hồ nào có pH từ 6.5 trở xuống thì sắt Edta có tác dụng, còn từ 6.6 đến 7/6 thì Fe dtpa mới hiệu quả.

    Phân nước Fe của thuysinhaz đặc biệt hiệu quả với ráy petite và cây thủy sinh vì nồng độ Fe Dtpa cao
  • Điều quan trọng thứ 2 là về đa lượng kali. Tuy không hay bị thiếu hụt như Fe, ráy nana petite và cũng như đa số thực vật khác, cả trên cạn và thủy mộc, đều cần thêm 1 lượng kali khi khí hậu thay đổi, đặc biệt là từ mùa khô sang mùa mưa. Kali sẽ làm petite chống chọi mầm bệnh và khuẩn thối thân tốt hơn. Đây là kinh nghiệm quý báu mình muốn chia sẽ cho những anh chị em mê trồng giống ráy này, vì cứ đến dịp thay đổi khí hậu là mình luôn nhận được nhiều tin nhắn, cuộc gọi cầu cứu hồ ráy bị rửa thân hàng loạt. Điểm chung của toàn bộ những hồ ráy bị rữa này là ráy rất CÒI CỌC, nhìn là biết thiếu ăn. Có lẻ anh em chơi ráy cần những ngọn ráy càng nhỏ càng tốt nên họ hay bỏ đói cả  hồ không thèm châm 1 chút phân nước nào, và khi cây quá đói dinh dưỡng, đến 1 mức độ nào đó sẽ bụ sụp dinh dưỡng và bị khuẩn thừa cơ tấn công vào những dịp trở trời. Đối với mình, cây đẹp là cây phải khỏe trước tiên, ráy mình trồng lá không nhỏ như nhiều bạn nhưng luôn căng đẹp và trong bao năm qua mình chưa bị rữa 1 ngọn nào.
  • Ngoài Kali và Fe, 2 chất trung lượng khác luôn phải có trong nước là Ca và Mg. Vậy 4 chất luôn phải đảm bảo có trong nước hồ trồng nana petite là Ca, Mg, kali và Fe (Ca Mg luôn có sẵn trong nước máy, kali cần châm lượng ít là đủ và nên tăng khi thay đổi khí hậu, Fe luôn cần ở mức 0.05 – 0.1 ppm)
  • Ráy petite hầu như không bao giờ thiếu PO4, khi hồ dư nhiều hữu cơ và nước bẩn cộng với ánh sáng mạnh thì lá chúng hay bị dính rêu đốm xanh (GSA). Nhiều người chơi lầm tưởng là hồ hay ráy thiếu PO4, đây là quan niệm cũ và không chính xác. PO4 ở nồng độ cao (4-10 ppm) có thể diết chết sạch rêu đốm xanh, chứ không phải cây cần nồng độ PO4 cao này.
  • Về ánh sáng, petite rất xanh đẹp ở ánh sáng vừa phải, nhưng nó phát triển rất nhanh ở cường độ ánh sáng cao nếu đảm bảo đủ nhu cầu về dinh dưỡng, CO2, nhiệt độ… Bạn cần chút kinh nghiệm để trồng ráy ở ánh sáng cao
  • Ráy nana petite tuy rất khỏe, thuộc loại “trâu bò” nhưng điểm yếu nhất của nó là dễ bị khuẩn tấn công gây rữa thân hàng loạt. Tuy nhiên chỉ những cây ráy yếu, đói ăn quá mới bị khuẩn tấn công, đặc biệt khi thời tiết giao mùa.

II. Cách trồng và chăm sóc, cắt tỉa nana petite

1. Môi trường phù hợp cho petite

  • Về độ pH, gH.. mình đã nêu ở trên, và không quá khó để đạt được những thông số này, các bạn chỉ cần dùng nguồn nước máy và 1 bộ nền sạch sẽ là được.
  • Cũng giống như đa số loài cây thủy sinh khác, nana petite cần nước sạch nên 1 bộ nền công nghiệp chất lượng như ADA, gex, contro soil, aquafor… rất phù hợp vì những nền này có khả năng hút ngược dinh dưỡng và tạp chất dư thừa  (CEC) làm nước rất sạch.
  • Cốt nền không quá quan trọng với nana petite, vì đa số cốt nền không làm Fe tan ra trong nước, điển hình là ADA Power sand và JBL florapol. Tuy nhiên, đa số các loại cốt nền hiện tại cũng đã có khả năng tan chậm đa lượng vào nước và làm thoáng nền nên chọn 1 cốt nền sạch sẽ cũng là điều đáng lưu tâm cho người trồng ráy.

    cốt nền Jbl florapol mới, có thêm Fe tuy không tan trong nước
  • Nana petite không thích nước có quá nhiều tạp chất hữu cơ và tds quá cao như 1 số nguồn nước giếng. Những nguồn nước này hay làm lá già của petite nhìn rất vàng và rách nát. Tốt nhất nên dùng nước máy trồng petite, hoặc nếu bắt buộc thì có thể pha nước RO vào nguồn nước giếng hiện tại để giảm hữu cơ và tds.

  • Về khí CO2, nếu có thì tốt, không có thì cũng không sao, các bạn chịu khó cung cấp nguồn carbon dù là ít ỏi bằng cách thay nước thường xuyên hơn.
  • Nhiệt độ các hồ thủy sinh ở VN cũng không bao giờ quá thấp và quá cao (với sự trợ giúp của quạt thủy sinh), nhiệt độ không cần quá quan tâm, các bạn chỉ giữ hồ đừng vượt quá 30 độ là được

2. Nồng độ dinh dưỡng tối ưu cho petite

  • Đa lượng: NO3 từ 0-30 ppm( NO3 quá cao làm lá già petite nhìn rất vàng và xấu), PO4 0-0.5 ppm, Kali -2-15 ppm
  • Trung lượng: Ca từ 5-50 ppm, Mg từ 1-10 ppm (không quá quan trọng và không cần quan tâm nếu dùng nước máy)
  • vi lượng: quan trọng nhất là sắt (Fe), luôn phải có từ 0.05 – 0.1 ppm, những chất vi lượng khác không cần quan tâm nếu có dùng nền còn dinh dưỡng hoặc cho cá tép ăn thường xuyên (thức ăn và phân cá tép có đủ vi lượng quan trọng trừ FE)
  • CO2 nên cung cấp từ 5-30 ppm, không có khí CO2 thì nên thay nước mới thường xuyên (1-3 lần / tuần)
  • pH nên giữ từ 5.5 đến 6.5, ở mức pH này các dinh dưỡng đa vi lượng đều được ráy hấp thụ dễ dàng, đặc biệt là Fe

3. Cách tỉa lá già và tách ngọn nana petite

  • Các bạn xem clip cho dễ hình dung nhé

Chúc các bạn thành công.

 

Comments

  1. Đức says

    20/04/2020 at 7:56 PM

    Bác cho mình hỏi chế độ đèn phù hợp với nana petie. 1. Ngắt quãng hay liền mạch, ngày mấy tiếng là phù hợp
    2. Để cho cây phát triển nhanh bác có đề cập “ phát triển rất nhanh ở cường độ ánh sáng cao nếu đảm bảo đủ nhu cầu về dinh dưỡng” vậy ánh sáng cao là thế nào ạ

    Reply
    • Phạm Thành Văn says

      27/04/2020 at 5:09 PM

      đèn bật cho nana nên bật 4 tiếng rồi ngắt 4 tiếng, sau đó bật lại 4.
      Khi đèn có cường độ cao, cây quang hợp nhiều và phát triển rất xanh, nhưng nếu hụt dinh dưỡng hoặc Co2 không đảm bảo thì cây sẽ yếu và dễ bị rêu hại tấn công ngay

      Reply
  2. Việt says

    21/04/2020 at 4:36 AM

    không có lưu ý gì khi buộc vào giá thể hã a

    Reply
    • Phạm Thành Văn says

      27/04/2020 at 5:06 PM

      uhm cái đó dễ và an toàn em, chỉ cần dùng keo hay chỉ buộc nó vào.

      Reply
      • Long says

        17/08/2020 at 8:19 AM

        Mình cắm rễ xuống nền như cây cắt cắm đươic không anh?

        Reply
  3. Chung nguyễn says

    27/04/2020 at 12:41 PM

    Anh Văn cho em hỏi là khi mua ráy nana thái lá nước về thì phải làm những bước gì để hạn chế việc ráy chết hay bị lây bệnh vậy anh?, tks!

    Reply
    • Phạm Thành Văn says

      27/04/2020 at 4:43 PM

      a toàn cho thẳng vào hồ, hồ khỏe thì không lo. Nhưng 1 số bạn ngâm excel pha loãng 1 nắp cho 3-4L nước rồi ngâm ráy 30 phút.

      Reply
  4. Ngô Hoàng Phú says

    27/04/2020 at 7:19 PM

    Dùng phân nước all in one châm cho ráy được không anh?

    Reply
    • Phạm Thành Văn says

      01/05/2020 at 4:11 PM

      tốt em

      Reply
  5. Lộc says

    30/04/2020 at 7:34 AM

    Anh Văn ơi làm sao nhận diện lá già, Trong video k thấy nhắc tới ạ, những lá anh ngắt cũng k thấy rõ

    Reply
    • Phạm Thành Văn says

      01/05/2020 at 4:05 PM

      thường 1 cây thủy sinh được tính lá non già như sau:
      1-2 lá đầu từ trên ngọn là lá non
      2 lá tiếp theo là lá trưởng thành
      2 lá tiếp theo sẽ là lá già, nhưng lá già nào xấu, đến tuổi thì mới nên cắt tỉa.

      Reply
  6. Ngô Hoàng Phú says

    30/04/2020 at 3:47 PM

    Cho em hỏi mình có thể dùng phân nước all in one có đủ chất gồm Fe vs Kali cho ráy được ko anh Văn?

    Reply
    • Phạm Thành Văn says

      01/05/2020 at 4:04 PM

      đủ bạn, chỉ khi nào hồ thay quá nhiều nước hoặc 1 lý do gì mà cây hụt dinh dưỡng thì nên châm thêm chai Fe, kali riêng biệt thêm

      Reply
      • Long says

        16/08/2020 at 4:04 PM

        Em chào anh!
        Anh cho em hỏi làm cách nào để mình nhận biết hồ đang thiếu FE hoặc Kali ạ?

        Reply
  7. Quyên says

    13/05/2020 at 5:14 PM

    Anh ơi em mới tập chơi ráy ạ , hề em cốt jpl nền ada , hồ có lũa + đá , giờ em muôn chơi ráy nana cần pai mua thêm những h ạ , co2 có cần ko ạ , vs các loại phân nước cần thiết em cảm ơn rât nhiều

    Reply
    • Phạm Thành Văn says

      14/05/2020 at 3:18 PM

      em nên mua 1 bình co2 và bộ trộn, phân nước thì em cần 1 chai Fe+ là ok rồi.

      Reply
  8. thichthich says

    21/05/2020 at 2:16 PM

    Vấn đề ráy rất hay bị cái gì đó đen đen, sờ tay vào thấy nhám (ko phải rêu chùm đen) bám lên lá và rễ ko thấy anh nhắc đến nhỉ?

    Reply
    • Phạm Thành Văn says

      22/05/2020 at 1:35 AM

      đó là 1 loại rêu hại bám, lý do là hồ dơ và mất cân bằng. Nếu bị vậy, nên thay nước và thả cá tép vệ sinh

      Reply
      • DB says

        30/08/2020 at 8:42 AM

        Hồ e cũng đang bị hiện tượng lá ráy có màu đen chấm chấm. Có lá bị thủng lỗ. Lá ráy quăn quăn, không căng. E đang châm Alione, Advande khoảng 1/2 tháng này rồi mà ko thấy tiến triển gì. Bể e đèn để 6h/ngày bật liên tục. Co2 thì từ 9h sáng đến 21h đêm.
        Vậy a cho em xin cách khắc phục và cần thêm gì ạ?

        Reply
  9. Khang says

    09/06/2020 at 11:50 AM

    E để đèn liền 8h có s k ạ vs cả phân nước e dùng seachem iron potassium advance vs flourish ok k ạ có càn lưu ý j k a

    Reply
    • Phạm Thành Văn says

      10/07/2020 at 12:01 PM

      8h ok em, còn phân nước e chỉ cần hạn chế châm chai Flourish vì nó hay gây chùm đen khi quá liều

      Reply
  10. maphikhanh says

    10/06/2020 at 4:53 AM

    Dạ anh ơi!!! hồ em 60cm,nền thô akadama chủ yếu rêu, gáy và dương xỉ e đang dùng chai all in one nhìn cây trong hồ có vẽ èo ọt, giờ e có cần phải thêm chai vi lượng sắt FE+ không ạ?

    Reply
    • Phạm Thành Văn says

      10/07/2020 at 11:50 AM

      em châm thêm ít Fe và quan sát, chỉnh sửa Co2 tốt hơn xem

      Reply
  11. Đức Trần says

    09/07/2020 at 11:43 AM

    Ráy của em trồng được tầm 2 tháng, trên lá có hiện tượng vết loang màu vàng, có lá thì bị thủng lỗ là do thiếu gì vậy anh?

    Reply
    • Phạm Thành Văn says

      10/07/2020 at 11:39 AM

      em cho anh thông tin chi tiết về hồ nhé

      Reply
      • Đức Trần says

        11/07/2020 at 7:48 AM

        Hồ em cubic 40, đèn A1 pro bật 8 tiếng ngắt quãng, lọc thác gex và lọc váng, co2 2 giọt/s, nền ADA ver 2 và cốt nền JBL, thực vật là ráy thái và ráy sing. 1 tháng đầu thì thay nước hằng ngày. Sau đó thì 1 tuần thay 1 lần.
        1 tháng đầu thì cây phát triển bình thường. Tầm 10 ngày trở lại đây, lá ráy già có hiện tương xuất hiện vết loang màu vàng, ban đầu nhỏ, sau lớn dần ra khắp lá và bị thủng lỗ, không được căng xanh mà hơi ngả vàng

        Reply
        • Phạm Thành Văn says

          17/07/2020 at 1:48 AM

          em bắt đầu châm phân nước nhé, ráy nó hút dinh dưỡng trực tiếp từ nước, nền em có thể tan không kịp hoặc thất thoát dinh dưỡng khi thay nước nhiều.
          Em châm trước Fe 1 tuần, sau đó bắt đầu châm NPK

          Reply
          • Đức Trần says

            22/07/2020 at 8:34 AM

            Dạ cám ơn anh!

  12. Giang nguyễn says

    13/07/2020 at 5:10 PM

    Bài viết hay

    Reply
  13. Hải Dương says

    08/08/2020 at 7:45 AM

    Anh Văn cho em hỏi, có kì hồ em bị thủy tức nhiều, em dùng Z-1 liều hơi cao (gấp đôi), sau đó thấy ráy rữa lá hàng loạt, dương xỉ thì ổn, em đã thay nước khá nhiều nhưng thỉnh thoảng vẫn có vài ngọn bị rữa mềm ra và rụng từng lá. Anh cho em hỏi có phải do Z-1 không hay là do vi khuẩn nào gây ra, và cách nào giải quyết tốt nhất ạ? Cám ơn anh.

    Reply
  14. ❤️❤️Mít❤️❤️ says

    19/08/2020 at 10:32 AM

    Hồ e dùng gex và nền trộn magic trồng ráy liệu có ổn k a

    Reply
  15. Hải says

    20/08/2020 at 6:46 AM

    Bác cho e hỏi.cách phòng chống gắn ráy nana vô thân để k bị thối vs rũa k ạ

    Reply
  16. Hải says

    20/08/2020 at 6:51 AM

    A ơi cách phòng chống khi mình gắn ráy nana để k bị thối ạ

    Reply
  17. Thọ says

    22/08/2020 at 1:27 AM

    Cây đốm và lổ thì thiếu Mn và K nhe bạn… đọt nhạt màu thì thiếu Fe

    Reply
  18. Lê Thắng says

    22/08/2020 at 1:24 PM

    Em xin chào anh thành văn, em muốn hỏi anh vể hồ ươm ráy petite, với hồ ươm thì cần những đk j để ráy phát triển nảy mầm tốt nhất ạ? Và kích thước hồ càng to càng tốt phải ko anh? 1 nhánh nếu chăm tốt thì bao lâu nó sẽ nảy mầm con ạ?

    Reply
  19. Nguyễn Thắng says

    28/08/2020 at 5:38 PM

    Cho e hỏi hồ setup bao lâu thì cho cây vào đc ạ? cây lá nước mới mua về mình nên dưỡng cây như thế nào để cây ko bị sock và làm quen với môi trường nước mới vậy ạ?

    Reply
  20. Sieu says

    01/09/2020 at 7:26 AM

    Hồ mình set phong cách clearwater. K có phân nền. Mình muốn trồng thêm ít ráy cho tô điểm thêm. Xin hỏi liệu mình chỉ thêm all in one thì liêu ráy có vấn đề gì không ạ. Hồ mình 60.30.36. Hoặc thêm phân nền sau thì mấy lít và có cần hút sạch nước trước không. Vì nền full cát hút sách nước hơi khó ạ. Xin cảm ơn

    Reply
  21. NGUYEN TIEN DUNG says

    10/09/2020 at 8:15 AM

    Anh cho em hỏi chút. Em trồng ráy chung với rêu Minifiss & Mini taiwan.
    Trong khi ráy thì cần Fe, Rêu thì thừa Fe sẽ gây ra tình trạng Quang khử sắt dẫn đến ngộ độc & Đen rêu.
    Vậy trong trường hợp này em cần phải xử lý như thế nào?
    Khi vừa cho rêu & ráy vào bể thì rất xanh, nhưng 1 thời gian thì rêu có dấu hiệu đen.

    P/s: Em dùng cốt nền Vũ Aqua & phủ ControSoil. Co2 đo ở mức xanh lá ( Hướng tới vàng) Thay nước đều tuần 2 lần ( mỗi lần 30-40%) Đèn Oddyss 90 6 tiếng chia 2 (39w x 2) cho bể 9 3 3
    Thanks anh.

    Reply
  22. Phạm Hưng says

    06/10/2020 at 2:14 AM

    Anh Văn cho em hỏi, hồ em 1mx50x50 – 2 bao ada 1 power sand S, đèn 1 máng 2 bóng odyssea 90cm, 1 đèn Haquila S 1m (để sáng tầm 60%) ngày 8 tiếng chia 2. Co2 mở trước đèn 2h tắt cùng đèn (tầm 7-8g/s), có châm Fe và Kali 1 tuần 2 lần sau thay nước (40%). nana petite lá khá xanh nhưng lại có rất rất nhiều chấm đen trên mặt lá (không phải chùm đen ạ). Anh cho em hỏi nnpt vậy là bị gì ạ? em cám ơn anh

    Reply
  23. quang says

    09/10/2020 at 1:51 PM

    a văn ơi em ươm ráy cạn đang châm chai premium fertilizer của a rồi h có cần thêm chai fe+ ko anh ?

    Reply
  24. Chí says

    21/10/2020 at 2:49 AM

    Hi anh Văn,
    Anh cho em hỏi là ráy nhà em mới bỏ vào hồ chừng 3 hôm là bị rữa hết là tại sao vậy anh? 🙁
    Em dán ráy lên đá và lũa, k ghép xuống nền.
    Hồ em: 30 18 25
    Nền Ada 2
    Nước máy tds ~140, ph7.9, không dùng phân nước.

    Reply
  25. Thái Chu says

    06/11/2020 at 1:15 AM

    Hi anh Văn,
    Sắp tới mình chuyển chỗ ở nên lúc chuyển phải lật hồ. Trong hồ hiện tại mình có bụi petite to bằng bàn tay. Minh tính khi qua chỗ mới tiện thể đổi bố cục nên sẽ chia nhỏ bụi nana này ra, sợ lúc đó hồ mới setup lại, vi sinh chưa ổn định, bỏ nana mới cắt vào cây dễ chết.
    Mong anh cho chút lời khuyên. Thank anh!

    Reply
  26. Quang Ngô says

    21/11/2020 at 1:25 PM

    Hồ e có trồng thêm ít bucep với dương xỉ và ít rêu, nếu bậy đèn 4 tiếng nghỉ 4 tiếng bật lại thì có ảnh hưởng gì tới bucep với dương xỉ không ạ. Sẵn tiện cho e hỏi ráy mua về lá như hình trên thiếu FE “ mới đọc nên thấy giống ráy mới mua về” vậy thì cách châm FE liều lượng ra sao ạ. Thanks a

    Reply
    • Phạm Thành Văn says

      06/01/2021 at 11:32 AM

      bật đền vậy ok em, nếu ráy mấy màu ngọn thì nên châm Fe theo hướng dẫn của nhà sản xuất em ạ

      Reply
  27. Quang Ngô says

    23/11/2020 at 9:17 AM

    Cho mình hỏi ráy mình mua về thấy có hiện tượng lá xanh nhạt màu giống như trên thì có phải nó thiếu FE không ạ, nếu thiếu thì liều lượng châm như thế nào ạ, hồ mình dùng carbon liquit, bật đèn 4h nghỉ 4h vậy cho mình hỏi có ảnh hưởng gì tới dương xỉ hay bucep không?

    Reply
    • Phạm Thành Văn says

      06/01/2021 at 11:30 AM

      hi bạn, bạn nên bổ xung khí co2 trước, sau đó châm Fe sau

      Reply
  28. Vy says

    04/01/2021 at 10:13 AM

    All-in-one-pro mình châm liều cao có sao k bác. hồ mình 21 lít nước co2 3 giọt / 1 giây nền gex xanh đèn aquablu bật 14 tiếng ngày liên tục, 2 ngày thay nước lần 20% liệu có ổn k bsc

    Reply
    • Phạm Thành Văn says

      06/01/2021 at 11:29 AM

      châm liều cao được nếu hồ nhiều cây, cần thêm dinh dưỡng bạn. Không dùng hết thì dinh dưỡng dư sẽ gây rêu hại

      Reply
  29. Mr Sáng says

    22/03/2021 at 2:55 PM

    Mình mới set hồ một tuần nền và cốt nền full ADA thì có cần châm thêm gì không Anh? Hồ chỉ ráy và dương xỉ.

    Reply
    • Phạm Thành Văn says

      24/03/2021 at 1:08 AM

      bạn thay nước hằng ngày 1-2 tuần, 30%, châm vi sinh và kali nhé

      Reply
      • Mr Sáng says

        24/03/2021 at 9:21 AM

        Châm all in one được không Anh?

        Reply
        • Mr Sáng says

          24/03/2021 at 9:24 AM

          Sorry Anh. Tôi nhầm vi sinh và vi lượng!

          Reply
          • Phạm Thành Văn says

            26/03/2021 at 1:04 AM

            không sao bạn, nhiều bạn hay nhầm vậy.

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

(Aqua Tip 2 – Quan Trọng) Tối Ưu Vật Liệu Lọc Và Hệ Vi Sinh

(Aqua Tip 1) Những lưu ý chăm hồ cá, thuỷ sinh mùa dịch Covid-19

(Góc người mới) Kinh Nghiệm Chăm Hồ Thủy Sinh Tránh Rêu Hại Mùa Nóng

(Góc Người Mới) Lựa Chọn Công Suất Lọc & Tốc Độ Dòng Chảy Thích Hợp Cho Hồ Thủy Sinh

Tổng kết 1 số thông tin / vấn đề thường gặp của người chơi thủy sinh VN năm 2020

(Góc Người Mới) Chọn Cốt Nền Phù Hợp Cho Hồ Thủy Sinh

Clip Từng Bước Set Hồ thảm Trân Châu Cu Ba

(Căn bản) Những Điều Người Chơi Cần Lưu Ý Khi Cho Cây Mới Vào Hồ Thủy Sinh

(Căn bản) Hướng Dẫn Chăm Sóc Và Cắt Tỉa Ráy Nana Petite

(Căn Bản) Những Việc Cần Làm Sau Khi Cắt Tỉa Cây Trong Hồ Thủy Sinh

Tổng Hợp Kiến Thức Về Dinh Dưỡng Từ A đến Z Trong Môi Trường Hồ Thủy Sinh (update 2020)

(Căn bản) Hướng Dẫn Cách Mix Đèn T5 Đơn Giản Hiệu Quả Cho Hồ Thủy Sinh

Thử Nghiệm Chuyên Sâu Về Trân Châu Ngọc Trai (Micranthemum ‘”Monte Carlo”)

(góc người mới) Hướng dẫn set hồ thủy sinh phong cách Hà Lan từng bước

Vật Liệu Lọc Nào Tốt Nhất Cho Hồ Thủy Sinh?

Lịch sử phát triển và những thay đổi của phân nền ADA Amazonia

Thông Tin Về 4 Loại Cốt Nền Thông Dụng Của Công Ty JBL

Những Yếu Tố Cần Đặc Biệt Quan Tâm Cho Người Mới Chơi Thủy Sinh

Thử Nghiệm Về Tầm Quan Trọng của Khí Co2 Trong Hồ Thủy Sinh

Hiện Tượng Cảm Nhiễm Trong Hồ Thủy Sinh

(Góc người mới) Hướng Dẫn Sử Dụng Phân Nhét (root tab) Cho Hồ Thủy Sinh 1 Cách Tiết Kiệm Và Hiệu Quả.

(góc người mới) Hướng dẫn cách chế bộ trộn Co2 rẻ tiền mà hiệu quả

Cách tăng giảm độ pH trong hồ cá thủy sinh 1 cách an toàn và hiệu quả

Độ pH Lý Tưởng Cho 1 Hồ Thủy Sinh

(góc người mới) Vì Sao Cây Trong Hồ Thủy Sinh Của Bạn Không “Thở”?

(Góc người mới) Tầm Quan Trọng Của Dòng Chảy và Độ Động Mặt Nước Trong Hồ Thủy Sinh

Bài hướng dẫn từ A đến Z cho người mới bắt đầu chơi thủy sinh

(Chuyên sâu) Nồng Độ Dinh Dưỡng Nào Tối Ưu Cho Cây Thủy Sinh?

(Góc người mới) Rêu hại thủy sinh và cách phòng chống từ A đến Z

Những mẹo nhỏ trong việc thay nước, bảo dưỡng hồ thủy sinh cho các bạn mới chơi.

Bình Luận Mới Nhất

  • Phạm Thành Văn on (Aqua Tip 2 – Quan Trọng) Tối Ưu Vật Liệu Lọc Và Hệ Vi Sinh
  • Phạm Thành Văn on (Aqua Tip 2 – Quan Trọng) Tối Ưu Vật Liệu Lọc Và Hệ Vi Sinh
  • Phạm Thành Văn on (Aqua Tip 2 – Quan Trọng) Tối Ưu Vật Liệu Lọc Và Hệ Vi Sinh
  • Phạm Thành Văn on (Aqua Tip 2 – Quan Trọng) Tối Ưu Vật Liệu Lọc Và Hệ Vi Sinh
  • Phạm Thành Văn on (Aqua Tip 2 – Quan Trọng) Tối Ưu Vật Liệu Lọc Và Hệ Vi Sinh
  • Dũng on (Aqua Tip 2 – Quan Trọng) Tối Ưu Vật Liệu Lọc Và Hệ Vi Sinh
  • Phạm Thành Văn on Clip Từng Bước Set Hồ thảm Trân Châu Cu Ba
  • Nam on Kiến thức căn bản về phân nền thủy sinh – review những sản phẩm thông dụng ở Việt Nam
  • Roogoo on (Aqua Tip 2 – Quan Trọng) Tối Ưu Vật Liệu Lọc Và Hệ Vi Sinh
  • Roogoo on Clip Từng Bước Set Hồ thảm Trân Châu Cu Ba




© 2019 Thuỷ sinh AZ · Liên Hệ · Facebook · Youtube