Trong thú vui thủy sinh, một trong những yếu tố bắt buộc để có hồ sạch đẹp là dành ít nhiều thời gian bảo dưỡng chăm sóc định kì hồ của mình. Đúng là trong 1 số trường hợp, người chơi quá bận rộn hay vì những lý do bất khả kháng mà phải bỏ bê hồ thủy sinh của mình 1 thời gian, hoặc hồ chơi tép cá đặc biệt, nhưng khi các bạn không dành thời gian ngắm hồ hay chăm sóc hồ 1 vài tuần các bạn sẽ cảm thấy mình sẽ mất dần tình yêu với nó, mất dần niềm đam mê, vì não chúng ta không còn tiết ra hóc môn như 1 chất kích thích hay gây nghiện nữa. Thêm vào đó, các bạn càng dành nhiều thời gian chăm hồ thì càng nhận được thành quả. Mình xin phép chia sẽ những mẹo đơn giản để bảo dưỡng 1 hồ thủy sinh gồm các bước như sau:
1. Thay nước, hút cặn
Vì sao bạn nên thay nước:
– Thủy sinh là 1 hệ thống kín, nước tù nên thay nước mới định kì là cực kì quan trọng
– Thay nước máy sẽ cung cấp 1 lượng co2 cho hồ thủy sinh
– Thay nước sẽ loại bỏ những độc tố, mầm bệnh, chất cặn hữu cơ như phân cá, lá cây rữa, thức ăn thừa…
– Thay nước máy sẽ cung cấp thêm cho hồ thủy sinh 1 lượng Ca, Mg và 1 số khoáng chất quan trọng
– Thay nước máy sẽ cung cấp 1 lượng oxi lớn cho hồ
– Thay nước (và cho cá ăn) là hoạt động cực tốt cho người chơi, nó giúp chúng ta thư giản và cơ thể tiết ra hóc môn giảm stress rất hiệu quả
– Những Top Aquascaper như Amano, Oniver Knot, Tom Barr… đều thay nước định kì
Khi nào không nên thay nước:
– 1 số hồ nuôi cá tép đặc biệt (xin nói chi tiết ở các bài khác)
– Một số phân nền thủy sinh đặc biệt, ví dụ nền của chú Lý Vũ Aquamery, rất hạn chế thay nước
– Hồ đang hụt dinh dưỡng và cây cối đang có dấu hiệu thiếu dinh dưỡng trầm trọng
– Hồ chuyên trồng 1 số cây thủy sinh không thích đổi môi trường quá nhiều
Lưu ý khi thay nước:
– Nhớ khử clo trong nước máy mới
– Hiểu rõ nước máy của khu vực mình đang ở có chất gì, pH bao nhiêu… ví dụ 1 số nơi nước máy có hàm lượng Ca rất cao nhưng lại không có Mg, thì khi thay nước mình phải bổ xung những chất còn thiếu.
– Nhớ hút nước và cặn ở tầng đáy hồ khi thay nước, RẤT QUAN TRỌNG, các bạn xem video nhé. Những hồ nào không hút cặn thường là rất khó trồng Trân Châu Ngọc Trai hay Cuba.
– Vào nước nhẹ nhàng, tránh làm xáo trộn nền
– Dọn dẹp lau chùi sạch sẽ để khỏi bị phàn nàn 🙂
– Thường thì mỗi tuần nên thay 1,2 lần, mỗi lần 30-50% . Hồ mới set nên thay nước hằng ngày trong vòng 1 2 tuần đầu
2. Vớt lá cây, xác cá tép chết
Việc tưởng chừng nhỏ nhặt nhưng cực kì quan trọng, lá cây trôi nổi trên mặt hồ giúp bạn biết được tình trạng sức khỏe của cây, cây khỏe rất ít khi rụng lá. Nếu bạn không dọn dẹp lá cây chết thì hồ sẽ rất nhanh bẩn, đóng váng hồ và gây hêu hại.
Xác cá chết là 1 trong những nguyên nhân gây mất cân bằng của hồ, 1 2 con cá chết có thể làm tăng lượng Nh3 trong hồ, gây ô nhiễm và bùng nổ vi sinh làm mờ nước. Nếu hồ bạn 1 ngày nào tự nhiên bị mờ như nước vo gạo thì thử tìm xác cá chết nhé.
3. Ngắt lá già, yếu, khuyất sáng, nhiễm rêu hại..
Lá già yếu hay bị tổn thương ở mép gọi là các Necrosis, gây ra hiện tượng chết tế bào và rò rỉ đường ở nhiều dạng. Rêu hại sẽ ngay lập tức thừa cơ hội bám vào ăn những chất béo bỡ miễn phí đó và phát triển. Vậy nên khi bảo dưỡng hồ các bạn nên dành ít thời gian ngắt bỏ chúng.
4. Mẹo cho cá ăn
Nên cho cá ăn hằng ngày, lượng thức ăn cho cá ăn tùy thuộc vào tình trạng hồ và mục đích của người chơi. Những hồ đang cân bằng dinh dưỡng nên cho cá ăn 1 lượng vừa phải, còn nếu hồ bạn cần thêm nguồn Po4, Boron… thì nên cho cá ăn nhiều hơn.
Dù là cho cá ăn ít hay nhiều thì mẹo là KHÔNG được để thức ăn thừa rơi xuống đáy nền, các bạn xem clip thử nhé
5. Quan sát cây cối, cá tép để xử lý kịp thời
Điều này cũng rất quan trọng, cây cối khi bị thiêu hay dư dinh dưỡng thì phát bệnh rất nhanh, rêu hại bùng phát cũng chỉ cần 1 2 ngày. Nếu bạn phát hiện sớm và xử lý kịp thời, càng sớm càng dễ hơn. Cá tép cũng tương tự.
6. Vệ sinh lọc và kiểm tra in out, dòng chảy:
Tuỳ hồ nhưng các bạn nên vệ sinh lọc 1-2 tháng / lần. Nên vệ sinh không quá sạch để tránh ảnh hưởng đến hệ vi sinh và KHÔNG vệ sinh lọc cùng ngày thay nước.
Luôn kiểm tra dòng chảy in out có yếu hay bị tắc nghẽn không.
7. Lau mặt trong kính
Hồ nào ít nhiều cũng có chút rêu hại bám kính, có nhiều cách để lau mặt trong của kính, mình gợi ý các bạn cách dễ và hiệu quả là dùng khăn vải như trong clip, sạch và không làm trầy kính
8. Lau măt ngoài kính
Quan trọng về mặt thẩm mĩ, các bạn dùng khăn giấy và nước lau kính chuyên dụng nhé
9. Lau dọn sau khi thay nước, vệ sinh bảo dưỡng hồ, tránh bị phàn nàn 🙂
Chia sẽ chân thành, chúc anh em sớm có hồ thủy sinh căng đẹp.
Lien says
Nếu hồ dùng nền Akadama thì có nên hút phân nền ko, hay để làm phân cho cây ạ.
Phạm Thành Văn says
Nền gì thì nếu hồ quá bẩn, cặn quá nhiều thì nên hút ra em.
Hoàng says
Bây giờ tôi muốn loại bỏ cây thủy sinh mà tôi không thích mà vẫn để lại cá trong hồ! Vậy cá trong hồ có bị ảnh hưởng gì không?
Phạm Thành Văn says
Không ảnh hưởng gì nhưng bạn lưu ý:
1. Cắt ngang phần rễ cây, tránh việc nhổ rể gây xì nền.
2. Thay nước thường xuyên và giảm đèn
hoan says
em mới chơi, hổ em dô nước rồi nhưng thấy thiếu cỏ nền, em muốn hút nước ra để gieo thêm hạt giống cỏ nền, nhưng sợ rêu trên lũa bindai bị hư ah giúp em cách khắc phục
Phạm Thành Văn says
nền thì em chơi các loại Trân Châu thủy sinh hoặc thảm mini fiss, KHÔNG chơi hạt mầm Trung Quốc vì nó sẽ phá nền và mọc cao sau 1 thời gian
Khánh nguyễn says
Dùng nước giếng chơi thủy sinh đc không ad
Phạm Thành Văn says
Có và Không em. 1 số nơi nước giếng chơi rất tốt, cây rất căng đẹp, nhưng 1 số nơi lại bị phèn (Fe cao) thì không cây nào sống nổi.
Cường says
Chào a! A cho e hỏi hồ mới setup v trong 1 ,2 tuan đầu e thay nước từ 30%-50% mỗi ngày xong r có cần chăm lại vi sinh ở mỗi lần thay nước luôn k ạ
Phạm Thành Văn says
Nếu có châm thì tốt e. Nhưng châm những loại như stability hay quick start, đừng châm mấy loại ko rõ ràng và psp thì a ko thấy có tác dụng.
Nam says
a cho e hỏi hồ mới setup, nước trong thì vẫn phải thay hằng ngày ạ ?
Phạm Thành Văn says
Đúng rồi e. Thay nước để hạn chế rêu hại và làm cây cối khoẻ.
Thanh Loc says
Chào anh!
Hồ em mới setup khoảng 5 tuần. Khoảng 1 tuần nay đo TDS thấy nó tăng quá cao (từ 500 đến 650 ppm), thay 30% nước, hút cặn nhưng TDS vẫn cao, nước đầu vào TDS khoảng 200 ppm.
Lọc em sử dụng lọc chế có nham thạch trắng (2 lít), matrix (1 lít), bông lọc (khoảng 20% lọc).
Nền em xài Gex xanh, khoảng 3kg đá nham thạch nâu, đá 3 màu.
Lúc đầu có sủi oxy, sau này em bỏ sủi oxy và để vào hồ 1 khúc lũa. Không biết vì sao TDS tăng cao vậy.
Nhờ anh giúp em!
Phạm Thành Văn says
hồ em lý do tăng tds cao là sỏi 3 màu, nếu e thay toàn bộ bằng sỏi suối hay phân nền công nghiệp thì tds sẽ giữ mức nước đầu vào.
Tien Nguyen says
Anh tư vấn giúp e đèn dùng cho bể 60cm đc ko ak…e có tầm 1tr thì nên mua loại nào ạ, e thích mấy cây màu đỏ đỏ, e mới chơi lần đầu, mong a chỉ giúp e với, e cảm ơn a ạ !
Phạm Thành Văn says
hi em, e vào đây đọc nhé:
https://thuysinhaz.com/can-ban-huong-dan-cach-mix-den-t5-don-gian-hieu-qua-cho-ho-thuy-sinh/
Tien Nguyen says
Em cảm ơn anh ạ !
Dat says
Cho em hỏi thay bằng nước máy thì có CẦN THIẾT phải khử clo kh ạ?. Mà nếu khử thì bằng cách nào anh giúp em vs ạ.
-Với lại hồ em 60cm thì không biết nên dùng loại LỌC nào ạ?.Thanks ad.
Phạm Thành Văn says
cũng tùy à e, nếu lượng clo khu đó thấp và em nuôi cá cây không thuộc loại mắc tiền, nhạy cảm thì cũng không quá quan trọng việc khử clo. Hồ 60 em dùng lọc như atman df700 là được.
Dung says
Chào anh. Bể em mới setup được 1 tháng rưỡi, chơi cây cắt cắm màu đỏ cây lên rất yếu, e đang dùng đèn chế wrgb, sử dụng phân gex xanh ko cốt nền. Cho e đang tính đổi đèn weekraptor được ko và có cần lật bể thêm cốt nền ko ạ?
Phạm Thành Văn says
a nghĩ nếu em dùng wrgb chế từ người có kinh nghiệm chế đèn thì cây không đỏ mất màu không hẳn là do đèn. Em có thể xem lại cách bật đèn, Co2 và lượng Fe trong hồ trước.
Thai says
anh ơi, cho em hỏi, hồ thủy sinh của em, sau khi cắt tỉa và thay loc giờ nước đục ngầu, mình giải quyết như thế nào anh nhỉ?
Phạm Thành Văn says
em chạy lọc và chờ đợi thôi em