Thuỷ sinh AZ

Chia Sẻ Kinh Nghiệm Hồ Thuỷ Sinh

  • Chia Sẻ Kinh Nghiệm
  • Phụ kiện thủy sinh
  • Đại Lý Phân Phối Toàn Quốc
  • Liên Hệ Mr. Văn
    • Phản hồi từ khách hàng

(Góc Người Mới) Vì Sao Bạn Nên Thả Trôi 1 Số Loại Cây Thủy Sinh Vài Ngày Trước Khi Cắm Vào Nền

12/01/2019 by Phạm Thành Văn Leave a Comment

Bài viết chia sẽ kinh nghiệm, hướng dẫn và giải thích lý do người mới chơi nên thả trôi một số cây thủy sinh trước khi trồng hoặc gắn vào đá lũa ở tầng đáy hồ.

  1. Lý do vì sao bạn nên thả trôi cây thủy sinh:

  • Co2 và O2: Đa số những cây cần thả trôi này là cây cạn, cây cấy mô, hoặc cây lá nước nhưng mới đổi môi trường quá khác với hồ cũ. Điểm chung của những cây này là khi ở môi trường cũ, trên cạn chẳng hạn, thì nồng độ các chất dinh dưỡng quan trọng nhất như khí Carbon trong không khí luôn ở nồng độ rất cao, cao hơn nhiều lần so với hồ thủy sinh cân bằng nhất. Ví dụ lượng Co2 trong không khí trung bình là hơn 300 mg/l (300 ppm), còn trong 1 hồ cung cấp co2 cực tốt cũng thường dừng lại ở mức 30 ppm, tức là kém hơn 10 lần. Trong môi trường cấy mô thì cây được hấp thụ lượng co2 khổng lồ 1 cách thoải mái và trực tiếp. O2 thì không cần bàn cãi nhiều về nồng độ giữa môi trường cạn và dưới nước. Cả Co2 và O2 đều dồi dào ở tầng mặt hồ thủy sinh hơn ở tầng đáy nhiều, nên việc thả trôi cây thời gian đầu là cần thiết để cây không bị thiếu hụt 2 chất quan trọng thiết yếu này.
    ​
  • Dinh dưỡng: Cây cạn và cấy mô hút dinh dưỡng chủ yếu qua rễ, khác với cơ chế hút dinh dưỡng qua lá, rễ cây có khả năng lựa chọn lượng dinh dưỡng cần thiết mà không dễ bị ngộ độc. Thêm nữa, tầng mặt hồ thường có dòng chảy tốt và dinh dưỡng được luân chuyển 1 cách tốt nhất đến rễ và lá cây.
    ​
  • Shock môi trường: ngoài o2, co2 và dinh dưỡng ra, việc hạ thủy cây cũng gây shock rất lớn, nếu việc shock môi trường này đi kèm với thiếu o2, co2 thì khả năng cây chết, rữa lá sẽ rất cao. Cây thủy sinh cần thời gian để thích nghi, và việc thả trôi trên bề mặt hồ là cách tốt để cây ra rễ, thích nghi dần với môi trường mới.
    ​
  • Nhiệt độ: thật ra nhiệt độ có ảnh hưởng trực tiếp đến lượng o2 hòa tan trong nước, nếu nhiệt độ mát thì cây đỡ bị thiếu o2 hơn.
    ​
  • Áp lực nước: cây cạn khi bị hạ thủy ở độ sâu đáy hồ thì áp lực nước cũng là 1 nguyên nhân gây stress.
    ​
  • Ánh sáng cũng là 1 nguyên nhân khác, 1 số cây cạn cần lượng ánh sáng trực tiếp từ mặt trời, và khi thả trôi trên bề mặt hồ, chúng được tiếp cận năng lượng từ đèn 1 cách tốt nhất.
  1. Kinh nghiệm thả trôi khi hạ thủy cây thủy mộc

  • Nên rửa sạch sẽ, tách nhỏ cây ra khỏi bụi lớn. Nếu là cây cấy mô nên cần rửa sạch lớp gel dinh dưỡng vì dinh dưỡng đặc này dễ gây nấm mốc và vi khuẩn tấn công cây.
    ​
  • Nhẹ tay và cẩn thận với rễ, lá cây, tránh làm tổn thương cây trong giai đoạn nhạy cảm này
    ​
  • Các bạn có thể nhét cây vào lũa gần mặt nước để cố định, hoặc mua box nuôi cá như trong clip, hoặc đơn giản bạn có thể tự chế cũng khá dễ dàng, miễn là để cây ở tầng mặt nước.
    ​
  • Nên thả trôi cây ở tầng mặt từ 3-7 ngày tùy cây và trường hợp, khi nào thấy rễ cây mọc dài ra (màu trắng) thì cây đã có thể sẵn sàng.
    ​
  • Nên chọn hồ có sự ổn định để thả trôi và trồng những loại cây nhạy cảm này.
    ​
  • Không nên hạ thủy quá nhiều loại cây 1 lúc trong 1 hồ, vì có khả năng vị khuẩn tấn công và lây lan trong thời gian cây còn yếu.
    ​
  • Nếu bạn kĩ tính, có thể thay đổi độ sâu của cây 1 cách từ từ cho cây thích nghi, ví dụ khi cây ra rễ rồi thì bạn gắn nó ở nhánh lũa tầng giữa hồ trước, sau đó mới xuống tầng đáy dần.
    ​
  • Nhiệt độ của hồ thả trôi nên mát, lý tưởng từ 20-26 độ.
    ​
  • Hồ thả trôi cây nên có lọc váng hoặc in out lọc váng để làm động tầng mặt, cung cấp đủ o2 cho cây thời gian này.
    ​
  • Hồ thả trôi bắt buộc cần co2 tốt.
    ​
  • Dinh dưỡng hồ thả cây có thể không nhiều, nhưng phải sạch, tránh tình trạng hữu cơ và vi lượng quá nhiều.
    ​
  • Tránh thay quá nhiều nước và thay đổi nhiệt độ hồ thả cây thời gian này.
    ​
  • Có thể dùng 1 số liều nhẹ theo hướng dẫn những chai kích cây như VitaTM, Seachem advance, ADA Green Gain, Nuphar Faster…
  1. Những cây thông dụng nên được hạ thủy theo kiểu thả trôi:

  • Những cây cấy mô lấy ra từ hộp, bịch (nana petite, nana white, flamingo…)
  • Những cây cạn nhạy cảm (dùi trống huyết..)
  • Những cây lá nước nhạy cảm (sao nhỏ, , đại hồng huyết, 1 số họ tiêu thảo…)
  • Tất cả những cây thủy sinh dễ trồng có thể áp dụng cách hạ thủy, chỉ khác là bạn nên cột rễ cho cây dựng đứng hướng về đèn.

(danh sách còn nhiều, mình chỉ liệt kê tham khảo)

 

 

Enter your text here...

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

(Aqua Tip 2 – Quan Trọng) Tối Ưu Vật Liệu Lọc Và Hệ Vi Sinh

(Aqua Tip 1) Những lưu ý chăm hồ cá, thuỷ sinh mùa dịch Covid-19

(Góc người mới) Kinh Nghiệm Chăm Hồ Thủy Sinh Tránh Rêu Hại Mùa Nóng

(Góc Người Mới) Lựa Chọn Công Suất Lọc & Tốc Độ Dòng Chảy Thích Hợp Cho Hồ Thủy Sinh

Tổng kết 1 số thông tin / vấn đề thường gặp của người chơi thủy sinh VN năm 2020

(Góc Người Mới) Chọn Cốt Nền Phù Hợp Cho Hồ Thủy Sinh

Clip Từng Bước Set Hồ thảm Trân Châu Cu Ba

(Căn bản) Những Điều Người Chơi Cần Lưu Ý Khi Cho Cây Mới Vào Hồ Thủy Sinh

(Căn bản) Hướng Dẫn Chăm Sóc Và Cắt Tỉa Ráy Nana Petite

(Căn Bản) Những Việc Cần Làm Sau Khi Cắt Tỉa Cây Trong Hồ Thủy Sinh

Tổng Hợp Kiến Thức Về Dinh Dưỡng Từ A đến Z Trong Môi Trường Hồ Thủy Sinh (update 2020)

(Căn bản) Hướng Dẫn Cách Mix Đèn T5 Đơn Giản Hiệu Quả Cho Hồ Thủy Sinh

Thử Nghiệm Chuyên Sâu Về Trân Châu Ngọc Trai (Micranthemum ‘”Monte Carlo”)

(góc người mới) Hướng dẫn set hồ thủy sinh phong cách Hà Lan từng bước

Vật Liệu Lọc Nào Tốt Nhất Cho Hồ Thủy Sinh?

Lịch sử phát triển và những thay đổi của phân nền ADA Amazonia

Thông Tin Về 4 Loại Cốt Nền Thông Dụng Của Công Ty JBL

Những Yếu Tố Cần Đặc Biệt Quan Tâm Cho Người Mới Chơi Thủy Sinh

Thử Nghiệm Về Tầm Quan Trọng của Khí Co2 Trong Hồ Thủy Sinh

Hiện Tượng Cảm Nhiễm Trong Hồ Thủy Sinh

(Góc người mới) Hướng Dẫn Sử Dụng Phân Nhét (root tab) Cho Hồ Thủy Sinh 1 Cách Tiết Kiệm Và Hiệu Quả.

(góc người mới) Hướng dẫn cách chế bộ trộn Co2 rẻ tiền mà hiệu quả

Cách tăng giảm độ pH trong hồ cá thủy sinh 1 cách an toàn và hiệu quả

Độ pH Lý Tưởng Cho 1 Hồ Thủy Sinh

(góc người mới) Vì Sao Cây Trong Hồ Thủy Sinh Của Bạn Không “Thở”?

(Góc người mới) Tầm Quan Trọng Của Dòng Chảy và Độ Động Mặt Nước Trong Hồ Thủy Sinh

Bài hướng dẫn từ A đến Z cho người mới bắt đầu chơi thủy sinh

(Chuyên sâu) Nồng Độ Dinh Dưỡng Nào Tối Ưu Cho Cây Thủy Sinh?

(Góc người mới) Rêu hại thủy sinh và cách phòng chống từ A đến Z

Những mẹo nhỏ trong việc thay nước, bảo dưỡng hồ thủy sinh cho các bạn mới chơi.

Bình Luận Mới Nhất

  • Phạm Thành Văn on (Aqua Tip 2 – Quan Trọng) Tối Ưu Vật Liệu Lọc Và Hệ Vi Sinh
  • Phạm Thành Văn on (Aqua Tip 2 – Quan Trọng) Tối Ưu Vật Liệu Lọc Và Hệ Vi Sinh
  • Phạm Thành Văn on (Aqua Tip 2 – Quan Trọng) Tối Ưu Vật Liệu Lọc Và Hệ Vi Sinh
  • Phạm Thành Văn on (Aqua Tip 2 – Quan Trọng) Tối Ưu Vật Liệu Lọc Và Hệ Vi Sinh
  • Phạm Thành Văn on (Aqua Tip 2 – Quan Trọng) Tối Ưu Vật Liệu Lọc Và Hệ Vi Sinh
  • Dũng on (Aqua Tip 2 – Quan Trọng) Tối Ưu Vật Liệu Lọc Và Hệ Vi Sinh
  • Phạm Thành Văn on Clip Từng Bước Set Hồ thảm Trân Châu Cu Ba
  • Nam on Kiến thức căn bản về phân nền thủy sinh – review những sản phẩm thông dụng ở Việt Nam
  • Roogoo on (Aqua Tip 2 – Quan Trọng) Tối Ưu Vật Liệu Lọc Và Hệ Vi Sinh
  • Roogoo on Clip Từng Bước Set Hồ thảm Trân Châu Cu Ba




© 2019 Thuỷ sinh AZ · Liên Hệ · Facebook · Youtube