Thuỷ sinh AZ

Chia Sẻ Kinh Nghiệm Hồ Thuỷ Sinh

  • Chia Sẻ Kinh Nghiệm
  • Phụ kiện thủy sinh
  • Đại Lý Phân Phối Toàn Quốc
  • Liên Hệ Mr. Văn
    • Phản hồi từ khách hàng

Thông Tin Chi Tiết về Vi Lượng Sắt (FE) Trong Hồ Thủy Sinh

28/10/2018 by Phạm Thành Văn 16 Comments

1. Những thông tin hay bị ngộ nhận về Fe:

  • Fe là vi lượng cần được cung cấp liều nhiều nhất trong toàn bộ các chất vi lượng khác, nhưng thường 1 hồ nhiều cây, ánh sáng cao, co2 tốt thì chỉ cần 1 lượng trong nước cỡ 0.1 mg/l (1 miligram trong 1 lít nước – 1 ppm) là quá đủ cho toàn bộ nhu cầu của những cây đói Fe nhất. Liều Fe 0.2 mg/l trở lên trong môi trường nước mềm (lượng gH, Canxi thấp) thường gây độc (Fe Toxicity) cho cây thủy sinh. Triệu chứng độc Fe giống như thiếu Fe, gây vàng lá non, cây ngừng quang hợp, ngừng phát triển, ngọn non bị tịt.. vậy nên nhiều người chơi thủy sinh ở VN và trên thế giới thường nhầm lẫn tưởng giữa độc và thiếu Fe -> đã độc rồi thì càng châm càng chết. ​
    Ngọn cây xương cá bị vàng, dù Fe trong hồ rất cao đến 1mg/l (độc Fe)
    bộ test Fe dung dịch của hãng JBL

     

  • Hồ càng nhiều ánh sáng thì lượng Fe càng dễ cho cây (và rêu hại) hấp thụ, đây được gọi là quá trình QUANG KHỬ SẮT (photoreduction of Iron) công thức như sau: ​​Fe3+ (Fe có trong chất hữu cơ) + Ánh Sáng => Fe2+ (cây thủy sinh và rêu hại có thể hấp thụ)​​Lượng Fe để rêu hại như rêu tóc hay rêu chùm đen phát triển là 0.0005 mg/l (5 phần ngàn của 1 miligram trên 1 lít nước), 1 con số cực nhỏ và hầu như bạn không bao giờ loại bỏ hết lượng Fe có thể gây bùng phát rêu hại, trừ khi dùng nước RO.​
  • Fe nên được cung cấp qua bộ nền qua rễ cây, để cây quyết định lượng Fe cần thiết. Nếu cung cấp Fe qua nước (water column) thì nên cung cấp 1 lượng nhỏ dưới 0.1 mg/l 1 lần châm nếu hồ bạn có gH thấp dưới 6-7, và Canxi thấp dưới 30-40 mg/l. Chính vì điều này mà toàn bộ những hãng sản xuất cốt nền thủy sinh nổi tiếng đều làm cho sản phẩm cốt nền của họ KHÔNG tan tự do trong nước, điển hình và jbl aquabasic plus, ADA Power sand… Người mới chơi nên chọn những sản phẩm này cho an toàn. Về vấn đề cốt nền, hiện nay mình đang cùng nhóm nghiên cứu thử nghiệm độ tan từng loại và sẽ viết bài công bố rõ sau.

    Test lượng Fe tan trong nước của những cốt nền thông dụng
  • Fe KHÔNG làm cho cây thủy sinh đỏ hơn, KHÔNG phải cứ châm FE là cây bạn sẽ đỏ đẹp. Muốn cây đỏ thì bạn cần nhiều yếu tốt: ánh sáng, co2, đa vi lượng cân bằng, nhiệt độ, vi sinh ổn định..

    Đại Hồng Huyết lên màu đỏ tươi trong hồ của thuysinhaz
  • Thiếu Fe làm lá non mất màu, cả đây đỏ lẫn cây xanh đều có triệu chứng là lá non bị nhạt trắng dần, sau đó lan dần xuống lá già. Châm đủ Fe sẽ làm màu lá hồi phục nhanh, chứ không phải làm cây đỏ rực.
    rotala pearl bị thiếu Fe, bị bạc ngọn và sẽ lụi dần (nguồn Vinhaqua)
     rotala pearl mạnh khỏe, đủ Fe (hình bạn Phạm Quốc Tiến)

    hoàng thái dương và rotala vietnam bị thiếu Fe, ngọn bị bạc màu, tịt ngọn
  • Lượng Po4 cao có thể làm kết tủa hết Fe trong nước và làm cây bạn thiêu Fe, nên để lượng Po4 dưới 1 mg/l. Nếu bạn không giảm được lượng Po4 trong hồ thì bắt buộc phải châm thêm Fe có nồng độ cao hơn.
  • Đa số cây đỏ cần nhiều Fe hơn cây xanh, nhưng cái lượng “nhiều hơn” đó cũng chỉ dưới 0.1 mg/l mà thôi. Vậy nên cái suy nghĩ “DÙNG CÂY ĐỎ ĐỂ HÚT VÀ HẠN CHẾ FE” là sai hoàn toàn.
  • Những cây có nhu cầu Fe cao nhất, cũng có thể sống tốt trong môi trường độc Fe lên đến 4 mg/l là Cabomba – cây La Hán Xanh và La Hán đỏ. Ngoài ra những loại cây như Rong Đuôi Chó, Rong Đuôi Chồn và 1 số loại bèo cũng có khả năng hút Fe cao và hay được dùng để hạn chế rêu hại.

    cabomba – loại cây chịu được lượng Fe cực cao
  • Fe có nhiều nguồn, thông dụng nhất cho thủy sinh là từ: chelate Fe-Edta (chỉ dùng cho nước có độ pH từ 6.5 trở xuống), Fe-DPTA (dùng cho nước có đô pH từ 7.5 trở xuống), Fe-Eddha (dùng cho nước có pH đến 11) và Fe gluconate (dùng cho mọi loại pH). Trong các loại Fe này thì Fe-edta hơi yếu, Fe-Eddha thì có màu quá đậm làm thay đổi màu nước hồ thành màu rượu vang, và Fe gluconate (giống của Seachem Iron) thì lại tồn tại trong nước quá ngắn  trong vòng cỡ 2 giờ đồng hồ khi châm nên cũng ko được đánh giá cao. Loại Fe tốt nhất là Fe-dtpa. Nếu có thể thì người chơi nên mix chung 3-4 loại Fe này để đạt hiệu quả cao nhất (Chai Micro Pro, Premium và All in One của mình đều mix từ những loại trên và liều 0.03 mg/l 1 lần châm)
  • Lượng Fe BẮT BUỘC phải đi đúng tỉ lệ với 1 chất vi lượng quan trọng khác là Mangan (Mn), với tỉ lệ là 2:1. Nếu Mn quá thấp hay quá cao so với Fe thì cây cũng sẽ có hiện tượng thiếu Fe.
  • Muốn cây hấp thụ tốt Fe thì trong nước cần phải có 1 lượng Magie vừa phải. Thiếu Mg làm Fe trở lên vô dụng cho cây thủy sinh
  • Canxi là chất giải độc Fe tốt nhất, lượng Ca 30-40 mg/l có thể giải độc Fe trên 2 mg/l. Đây là lý do 1 số hồ bị ngừng phát triển, khi châm Ca vào thì cây thở và phát triển lại ngay. Đây cũng là lý do mà nhiều anh em chơi nền trộn ở HN, hồ Hà Lan nhìn rất đã mắt vì rất hiếm khi bị độc Fe.

        2. Kinh nghiệm rút ra và lời khuyên cho các bạn mới:

  • Nếu các bạn chỉ chơi rêu ráy, dương xỉ, và những cây dễ trồng thì không nhất thiết phải dùng cốt nền. Vừa tiết kiệm và quan trọng hơn là vừa loại bỏ được 1 khả năng gây độc nước.
  • Nên tìm hiểu và bật đèn hợp lý với từng loại hồ, vì đèn càng sáng thì lượng Fe càng dễ được rêu hại hấp thụ để bùng phát.
  • Không cần châm quá nhiều Fe vào nước, Fe KHÔNG làm cây của bạn đỏ hơn.
  • Không tự mua Fe về châm bậy bạ.
  • Khi mua phân nước, nhớ nhìn thành phần có bao nhiêu mg/l Fe 1 lần châm
  • Có thể dùng san hô, bột gH+, CaCl2, Caso4…và 1 số nguồn Canxi, gH khác để giải độc Fe tạm thời.
  • Nếu cây có dấu hiệu mất màu từ lá non, suy nghĩ lại xem bạn có châm Fe quá tay hay không trước khi quyết định là hồ mình thiếu Fe. Nếu bạn không châm quá tay Fe thì thử đo Po4 xem có cao quá không, Po4 cao có thể kết tủa hết Fe trong nước.
  • Nếu châm Fe thì nên châm 1 lượng nhỏ rồi tăng dần, có thể là 0.01- 0.03 mg/l 1 lần châm. Các hồ của ADA đều châm 0.01 Fe hằng ngày từ chai phân nước của họ. Và nhớ rằng châm Fe phải đi kèm với Mn, Magie và những chất vi lượng khác.

Comments

  1. Do Thi Kieu Trinh says

    01/07/2020 at 1:13 AM

    Bể em đuoc 2 tháng nền tstx mấy hôm nay có dấu hiêu ngọn bị trắng ngọn và mất màu có phải bỉ thiếu fe hay không em có châm thêm all in one có được ko anh

    Reply
    • Phạm Thành Văn says

      02/07/2020 at 12:41 PM

      em châm chai Fe 2 liều, sau đó châm theo liều nước thay ra là OK

      Reply
  2. Tài says

    10/08/2020 at 4:47 AM

    Hồ e mới sét được 1 tuần mà cây trong hồ như rotala prel ,rotala valichi bị tịch ngọn
    Vẩy óc xanh đọt bị vàng còn colarata,vẩy óc vàng,h,ra, vẩy óc cam bình thường thay nước 80% mỗi ngày và chăm vi sinh extrabio
    Nền hồ e nham thạch trắng vì sinh , cốt jbl parabol cốt nuphar ở trên là tstx mặt trên là aquafor
    Hồ 644 giờ xin a cách khắc phục
    1 đèn LoL,1 chihiros a 60 mà e bật 1 đèn LoL từ 7h sáng tới 3h chiều

    Reply
  3. tài says

    05/09/2020 at 2:21 PM

    Chai Mn, mg mua ở đâu a

    Reply
  4. Quý says

    12/12/2020 at 5:55 AM

    Bể tôi m2 dùng 1 hộp cốt cốt jbl florapol 350g và tận dụng thêm 1 hộp phân nhét cũng của jbl đc 3 tháng cây pt bình thường, gần đây vẩy ốc xanh bị hiện tượng bạc trắng ngọn và liều răng cưa lệ nhi ngổ tím bị rữa lá và ngọn còn huyết tâm lan và vẩy ốc đỏ thì bình thường pt tốt .châm thêm all in one thì bị rêu xanh bám kính và lũa ph đang ở tầm 6.5-6.8 đèn dùng week raptor max công suất co2 3-4 giọt/giây theo anh thì bể tôi đang bị thừa hay thiếu gì ko? Và làm thế nào để giải quyết vấn đề cây bị rữa ngọn và lá ? Mong a chỉ giúp,tôi mới chơi nên ko biết phải làm sao nữa.cảm ơn nhiều.

    Reply
    • Phạm Thành Văn says

      02/01/2021 at 11:21 AM

      chào bạn,
      bạn có thể châm sắt riêng 1 tuần rồi theo dõi xem cây có hồi phục không

      Reply
  5. Nguyễn Minh Hải says

    15/01/2021 at 10:50 AM

    Chào bạn, bể mình 90x50x50 được 3-4 tháng có độn nền cỡ 10-15kg nham thạch và đã hiện tượng độc Fe như trên,
    mình thấy Ca có thể khử được nên định cho san hô vào lọc, nhờ bạn tư vấn cho vụ này vì khó mà lật tung bể bỏ nham thạch ra được

    Reply
    • Phạm Thành Văn says

      15/01/2021 at 11:25 AM

      hi bạn, san hô không phải ý hay vì nó tăng cả pH. Bạn có thể kiếm CaSO4 cho vào lọc để nó tan dần

      Reply
      • Nguyễn Minh Hải says

        16/01/2021 at 12:31 PM

        Hi bạn, kiếm cái CASO4 này ở đâu nhỉ?

        Reply
      • Nguyễn Minh Hải says

        17/01/2021 at 7:37 AM

        Cáo4 này kiếm ở đâu bạn?

        Reply
      • Nguyễn Minh Hải says

        18/01/2021 at 2:57 AM

        CaSo4 mình có thể kiếm được ở đâu nhỉ?

        Reply
  6. Hieu Tran says

    16/01/2021 at 8:49 PM

    Chào Anh.
    Em có tham khảo những bài viết của anh.
    Bể em 1m2x45x45 chạy lọc Eheim 2217 và 2215 với trộn co2 cánh quạt. Đèn WRGB. vảy ốc của e bị ngọn hồng ko biết là do dư sáng hay là dư chất sắt. với lá to là ko có xu hướng mọc thẳng. Anh có thể cho e lời khuyên cách chăm sóc như thế nào ko.

    Reply
  7. Khoa says

    18/01/2021 at 1:09 PM

    Hi anh,

    Hồ em 644, đèn week raptor, co2 2 giọt/s, ph 6.0-6.8, tds 100-120, gh 3-5.
    1 tuần thay nước 1 lần (50%), mỗi lần thay nước em châm 5ml All in one pro + 2ml Seachem Iron. Tuy nhiên, sau thay hơn 1 ngày đo lại thì lượng Fe hầu như không có (dưới 0.05), có rêu đốm xanh, tảo nâu bám vào đá và các cây phát triển chậm. Có thể kết luận là lượng PO4 trong hồ cao đã kết tủa sắt không anh ?
    Do hồ có khoảng 35 cá neon (size vừa và lớn) + 5 cá mún + < 20 cá thể tép nên có thể lượng chất thải nhiều

    Reply
  8. Huy says

    07/03/2021 at 2:54 AM

    Hi anh. Em bị tình trạng lá cây teo nhỏ lại và dừng phát triển. lá có vẻ nhìn yếu mấy bụi rolata pearl cũng thế. thấy cây cũng giòn dễ gãy. hồ e xài cốt jbl với vũ aqua được 4 tháng. không biết có thiếu gì nữa. Với lại em mới cắm lại mấy cây lá cạn như vảy ốc đỏ nó chưa ra hết lá nước mà cứ nằm ngả ra. e nên tỉa cho thẳng hay chờ ra nước hết a. Giúp e với. Thanks

    Reply
  9. Minh Hân says

    15/03/2021 at 6:11 AM

    nếu hồ dư lượng Fe thì khắc phục như thế nào ạ?

    Reply
    • Phạm Thành Văn says

      24/03/2021 at 1:11 AM

      thay nước thôi em, nếu nước đầu vào có phèn nhiều thì khử phèn

      Reply

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

(Aqua Tip 2 – Quan Trọng) Tối Ưu Vật Liệu Lọc Và Hệ Vi Sinh

(Aqua Tip 1) Những lưu ý chăm hồ cá, thuỷ sinh mùa dịch Covid-19

(Góc người mới) Kinh Nghiệm Chăm Hồ Thủy Sinh Tránh Rêu Hại Mùa Nóng

(Góc Người Mới) Lựa Chọn Công Suất Lọc & Tốc Độ Dòng Chảy Thích Hợp Cho Hồ Thủy Sinh

Tổng kết 1 số thông tin / vấn đề thường gặp của người chơi thủy sinh VN năm 2020

(Góc Người Mới) Chọn Cốt Nền Phù Hợp Cho Hồ Thủy Sinh

Clip Từng Bước Set Hồ thảm Trân Châu Cu Ba

(Căn bản) Những Điều Người Chơi Cần Lưu Ý Khi Cho Cây Mới Vào Hồ Thủy Sinh

(Căn bản) Hướng Dẫn Chăm Sóc Và Cắt Tỉa Ráy Nana Petite

(Căn Bản) Những Việc Cần Làm Sau Khi Cắt Tỉa Cây Trong Hồ Thủy Sinh

Tổng Hợp Kiến Thức Về Dinh Dưỡng Từ A đến Z Trong Môi Trường Hồ Thủy Sinh (update 2020)

(Căn bản) Hướng Dẫn Cách Mix Đèn T5 Đơn Giản Hiệu Quả Cho Hồ Thủy Sinh

Thử Nghiệm Chuyên Sâu Về Trân Châu Ngọc Trai (Micranthemum ‘”Monte Carlo”)

(góc người mới) Hướng dẫn set hồ thủy sinh phong cách Hà Lan từng bước

Vật Liệu Lọc Nào Tốt Nhất Cho Hồ Thủy Sinh?

Lịch sử phát triển và những thay đổi của phân nền ADA Amazonia

Thông Tin Về 4 Loại Cốt Nền Thông Dụng Của Công Ty JBL

Những Yếu Tố Cần Đặc Biệt Quan Tâm Cho Người Mới Chơi Thủy Sinh

Thử Nghiệm Về Tầm Quan Trọng của Khí Co2 Trong Hồ Thủy Sinh

Hiện Tượng Cảm Nhiễm Trong Hồ Thủy Sinh

(Góc người mới) Hướng Dẫn Sử Dụng Phân Nhét (root tab) Cho Hồ Thủy Sinh 1 Cách Tiết Kiệm Và Hiệu Quả.

(góc người mới) Hướng dẫn cách chế bộ trộn Co2 rẻ tiền mà hiệu quả

Cách tăng giảm độ pH trong hồ cá thủy sinh 1 cách an toàn và hiệu quả

Độ pH Lý Tưởng Cho 1 Hồ Thủy Sinh

(góc người mới) Vì Sao Cây Trong Hồ Thủy Sinh Của Bạn Không “Thở”?

(Góc người mới) Tầm Quan Trọng Của Dòng Chảy và Độ Động Mặt Nước Trong Hồ Thủy Sinh

Bài hướng dẫn từ A đến Z cho người mới bắt đầu chơi thủy sinh

(Chuyên sâu) Nồng Độ Dinh Dưỡng Nào Tối Ưu Cho Cây Thủy Sinh?

(Góc người mới) Rêu hại thủy sinh và cách phòng chống từ A đến Z

Những mẹo nhỏ trong việc thay nước, bảo dưỡng hồ thủy sinh cho các bạn mới chơi.

Bình Luận Mới Nhất

  • Phạm Thành Văn on (Aqua Tip 2 – Quan Trọng) Tối Ưu Vật Liệu Lọc Và Hệ Vi Sinh
  • Phạm Thành Văn on (Aqua Tip 2 – Quan Trọng) Tối Ưu Vật Liệu Lọc Và Hệ Vi Sinh
  • Phạm Thành Văn on (Aqua Tip 2 – Quan Trọng) Tối Ưu Vật Liệu Lọc Và Hệ Vi Sinh
  • Phạm Thành Văn on (Aqua Tip 2 – Quan Trọng) Tối Ưu Vật Liệu Lọc Và Hệ Vi Sinh
  • Phạm Thành Văn on (Aqua Tip 2 – Quan Trọng) Tối Ưu Vật Liệu Lọc Và Hệ Vi Sinh
  • Dũng on (Aqua Tip 2 – Quan Trọng) Tối Ưu Vật Liệu Lọc Và Hệ Vi Sinh
  • Phạm Thành Văn on Clip Từng Bước Set Hồ thảm Trân Châu Cu Ba
  • Nam on Kiến thức căn bản về phân nền thủy sinh – review những sản phẩm thông dụng ở Việt Nam
  • Roogoo on (Aqua Tip 2 – Quan Trọng) Tối Ưu Vật Liệu Lọc Và Hệ Vi Sinh
  • Roogoo on Clip Từng Bước Set Hồ thảm Trân Châu Cu Ba




© 2019 Thuỷ sinh AZ · Liên Hệ · Facebook · Youtube