Thuỷ sinh AZ

Chia Sẻ Kinh Nghiệm Hồ Thuỷ Sinh

  • Chia Sẻ Kinh Nghiệm
  • Phụ kiện thủy sinh
  • Đại Lý Phân Phối Toàn Quốc
  • Liên Hệ Mr. Văn
    • Phản hồi từ khách hàng

10 Lỗi Hay Mắc Phải Của Người Mới Chơi Thủy Sinh

11/05/2019 by Phạm Thành Văn 46 Comments

1. Nóng vội:

Đây là sai lầm thông dụng nhất, người mơi tập chơi hay muốn có 1 hồ đẹp, ổn định ngay, muốn cây cối căng đẹp thật nhanh và thả cá tép sớm. 1 hồ thủy sinh 1 là hệ sinh thái thu nhỏ do chính mình tạo ra, và 1 hệ sinh thái gắn kết chặt chẽ nhiều yếu tố không thể nào 1 sớm 1 chiều là hoàn hảo được.

Lời khuyên đầu tiên cho những bạn muốn bước chân vào thú chơi này là hãy tập tính kiên nhẫn nếu không muốn mãi thất bại. Kiên nhẫn như thế nào các bạn sẽ rõ hơn khi đọc hết những sai lầm ở những mục sau.

2. Dùng quá nhiều đèn 1 cách không cần thiết:

Đây là sai lầm mình muốn đề cập thứ hai vì 10 người mới chơi thì có đến 9 bạn muốn hồ mình thật sáng. Các bạn không tìm hiểu xem loại cây mình trồng có thật sự cần nhiều đèn hay không? Hay bạn đang bỏ qua nhu cầu của cây cối trong hồ mà chỉ bật đèn để phục vụ mắt của mình? Ánh sáng là lượng năng lượng lớn bạn cung cấp cho hồ thủy sinh, nếu những cây thích bóng râm phải hứng chịu 1 lượng ánh sáng lớn thì sẽ rất yếu, dễ vàng, cháy lá. Ngoài ra khi năng lượng dư thừa thì rêu hại sẽ phải xuất hiện để hấp thụ năng lượng đó. Thậm chí những loại cây thích sáng cũng dễ chăm hơn khi bạn dùng ánh sáng vừa phải, đỡ phải cung cấp thêm nhiều co2 hay phân nước.

Lời khuyên:

  • Nếu bạn chơi rêu, ráy, nana, dương xỉ… những cây sống trong bóng râm (Shade plants), thì chỉ cần dùng 1 lượng ánh sáng ít, ví dụ hồ 60cm rộng 30cm thì chỉ cần 1 bóng t8 hay 1 bóng t5h0 gác cao lên là đủ (1 bóng chứ không phải 1 máng đèn nhé), thời gian chiếu sáng có thể là 8 tiếng, nhưng nên mở từ 5-6 tiếng khi mới set hồ rổi tăng dần lên hàng tuần. Hồ 60 rộng 40cm thì nên dùng 2 bóng t8, nếu là t5Ho thì chỉ cần 1 bóng thời gian đầu, rồi tăng dần lên 2 bóng khi hồ đã ổn định, gác cao lên 10-15cm thì càng tốt. Nếu là Led thì bạn nên điều chỉnh mức thấp và cũng gác cao lên.
  • Nếu bạn chơi bucep: bucep là loại cây phát triển chậm nên rất dễ bị dính rêu hại. Bucep sẽ đẹp nếu bạn dùng nhiều sáng, nhưng khả năng bị rêu hại bám cũng rất cao,vậy nên lời khuyên của mình là khi trồng bucep bạn nên dùng ánh sáng trung bình là đủ, cây vừa đẹp vừa sạch sẽ không bị rêu hại tấn công. Lượng ánh sáng vừa đủ này có thể như cho rêu ráy dx phần trên hoặc tăng lên 1 chút thôi nhé.
  • Nếu bạn trồng nhiều cây, phong cách Hà Lan…: những cây này thuộc loại cần nhiều ánh sáng (Sun plants), nhưng không có nghĩ nhất thiết bạn phải cung cấp 1 lượng ánh sáng quá nhiều cho hồ. Bạn có thể dùng lượng ánh sáng gấp đôi như hồ rêu ráy, dx là đủ, nhưng nhớ phải tăng dần từ ít lên cao.

Để biết thêm thông tin và cách tính ánh sáng các bạn vào link này nhé:

(Căn bản) Ánh sáng trong hồ thủy sinh

3. Lười tìm hiểu:

Tìm hiểu ở đây không phải nhất thiết là chuyên sâu, bác học. Tìm hiểu chỉ đơn giản là lấy chút kiến thức cần thiết chuẩn bị cho bạn trong thú chơi này. Ví dụ      về sinh lý cây, bạn không thể trồng cây trong môi trường nhiệt độ quá nóng chẳng hạn, hoặc nuôi cá, tép thì cần phải biết về đặc điểm sinh lý từng loại. Với sự phát triển của công nghệ thì các bạn hầu như có thể “google” gần hết những thông tin cần thiết. Và mình đảm bảo rằng với 1 chút siêng năng tìm hiểu, đọc, kết hợp với kinh nghiệm rút ra dần qua thời gian thì các bạn sẽ thành công sớm.

Lời khuyên: các bạn mới chơi có thể tìm đọc những từ khóa tương tự như thế này trên google: “vi sinh trong hồ thủy sinh”, “bộ lọc hồ thủy sinh”, “ánh sáng trong hồ thủy sinh”, “những loại cá nuôi trong hồ thủy sinh”, “rêu hại trong hồ thủy sinh”….

4. Áp dụng thông tin 1 cách quá cứng nhắc, thiếu sự sàng lọc

Đây là 1 sai lầm thông dụng khác. Hồ thủy sinh có nhiều loại, nhiều phong cách và cách chơi. Mỗi hồ thủy sinh khác nhau cũng có 1 hệ thống vi sinh, môi trường hoàn toàn khác nhau. Nên việc bạn áp dụng hoàn toàn 1 kinh nghiệm, cách chơi của 1 hồ nào đó cho hồ bạn là hơi vô lý. Ví dụ bạn không thể áp dụng số lượng đèn của 1 hồ cây rồi về dùng cho hồ trồng rêu ráy ở nhà. Kinh nghiệm thủy sinh cũng giống như cái khăn mặt, bàn chải đánh răng riêng của mỗi người, bạn có thể nhìn vào đó, về mua cho giống rồi dùng chứ không thể lấy của họ mà dùng ngay được.

Lời khuyên: nên tiếp nhận ý kiến, kinh nghiệm có sự sàng lọc và áp dụng 1 cách có logic và điều chỉnh cho hợp lý.

5. Thả cá, tép sớm

Sir Amano từng nói “Người yêu thiên nhiên phải yêu mến những sinh vật nhỏ nhất của mẹ thiên nhiên tạo ra”. 1 vài con tép, cá nhỏ xíu, rẻ tiền nhưng đó cũng là những sinh linh đáng được người chơi quan tâm, chăm sóc tốt. Nhiều bạn mới chơi thường nóng vội thả cá tép quá sớm, ngay sau khi set hồ hoặc trong thời gian trước khi hệ vi sinh ổn định (thường là 3-4 tuần), và khả năng cá tép chết trong thời gian này là rất cao. Mặt khác, khi cá tép chết trong thời gian hồ chưa ổn định sẽ tiếp tục làm hệ thống khó ổn định hơn.
Lời khuyên: sau khi set hồ, chạy lọc cỡ 3-4 tuần mới nên thả cá tép, có thể châm vi sinh, sục oxi cho hệ vi sinh phát triển nhanh hơn. Trường hợp bắt buộc phải thả cá tép sớm thì các bạn có thể dùng chai vi sinh API Quickstart.

6. Thả quá nhiều cá, thả cá không phù hợp, cho cá ăn quá nhiều, chăm sóc cá quá nhiều

“hồ cá thì phải thả cá” là điều tất nhiên, nhưng nhiều bạn quá tham cá mà thả quá nhiều, hoặc thả những loại cá không phù hợp (cá phá cây, phá nền, cá ị quá nhiều làm dơ nước…). Chất hữu cơ trong phân cá là nguyên nhân chủ yếu gây mất cân bằng hệ vi sinh và gây bùng phát rêu hại – kẻ thù số 1 của hồ thủy sinh. 1 vấn đề quan trọng nữa là các bạn nên cho cá ăn vừa phải, 1 lần / ngày là đủ, vì thức ăn cá là nguồn hữu cơ rất lớn. Hạn chế cho tay vào hồ và tránh chăm sóc cá quá kĩ 1 cách không cần thiết.

Lời khuyên:

  • Nên thả 1 số lượng cá vừa phải, ví dụ hồ 100 lít nước – 60 cm nên chỉ thả 30-40 con cá thủy sinh như cá neon, sóc đầu đỏ, hồ 90cm (200 lít nước) có thể thả 60-70 con, và hồ 1m2 (300 lít) có thể thả 90-100 con cá. Những loại cá nên hạn chế thả trong hồ thủy sinh là: cá mún (có thể thả 1 vài con thời gian đầu để cá dọn bớt nhớt từ lũa), cá 7 màu, cá ong tiên (nên thả ít), cá bống vàng (nên hạn chế vì nó hay đào nền), cá chuột (hạn chế vì hay cào nền làm bụi hồ)…
  • Cho cá ăn vừa phải
  • Đừng chăm sóc cá quá mức cần thiết.

7. Không dành thời gian chăm sóc hồ

Hồ thủy sinh sẽ luôn đẹp và ổn định hơn nếu được quan tâm, chăm sóc hằng ngày. Bạn có thể chỉ dành 5-10 phút mỗi ngày vệ sinh, quan sát cây cối, cá tép xem có vấn đề gì không. Rêu hại khi mới xuất hiện sẽ rất dễ trị hơn là để chúng bùng phát sau vài ngày. Cây thủy sinh, bệnh cá tép cũng vậy, nếu phát hiện ra vấn đề gì sớm và tìm hướng xử lý ngay thì sẽ rất dễ dàng và hiệu quả. Thêm vào đó, khi bạn dành ít thời gian cho hồ thủy sinh của mình thì não bộ của bạn sẽ luôn tiết ra 1 chất gây giảm stress, gây thích thú như 1 chất gây nghiện, bạn sẽ luôn được giữ lửa đam mê cho thú chơi này.

Lời khuyên: đơn giản là cố dành chút thời gian cho hồ mỗi ngày, vừa tận hưởng thành quả  của mình, vừa tìm những vấn đề bất ổn để tìm hướng giải quyết sớm.

8. Thay nước quá nhiều, vệ sinh hồ và lọc quá kĩ

Nhiều bạn mới chơi nghĩ rằng hồ mới set, hồ dơ thì càng thay nhiều nước càng tốt, thậm chí thay 100% nước hằng ngày. Thật ra việc thay nước và chăm sóc hồ tùy thuộc từng hồ, từng loại nền… Nhưng gốc rễ của 1 hồ thủy sinh ổn định là có 1 hệ vi sinh ổn định, và việc thay nước quá nhiều thì sẽ ảnh hưởng xấu đến hệ vi sinh này. Bên cạnh đó, việc vệ sinh lọc cũng là việc nên làm nhưng tùy theo mỗi hồ. Có hồ chỉ cần vệ sinh sơ lọc mỗi vài tháng, thậm chí cả năm trời, nhưng nhiều hồ “high tech” thì nên vệ sinh hàng tháng.

Lời khuyên: đừng quá lạm dụng việc thay nước quá nhiều, trong trường hợp bắt buộc phải thay nước nhiều thì nên chia nhỏ ra hằng ngày sẽ tốt hơn. Nên kết hợp với việc quan sát tình trạng hồ mà đưa ra kế hoạch thay nước, vệ sinh hồ và lọc 1 cách hợp lý. Đừng bao giờ vệ sinh lọc quá kĩ và đừng bao giờ thay nước và vệ sinh lọc chung 1 ngày.

9. Lạm dụng quá nhiều sản phẩm không cần thiết

Tâm lý người mới chơi thường hay nghe ai đồn hay đọc sơ qua về các sản phẩm thủy sinh là mua về cho vào hồ 1 cách vô tội vạ. Ví du: vi lượng sắt – Fe là chất rất cần thiết cho cây thủy sinh và thường nó hay bị thiếu hụt, nhưng chỉ cần cung cấp 1 lượng nhỏ Fe là đã quá đủ cho toàn bộ cây cối trong hồ (mức 0.03 đến 0.1 mg/l là quá đủ). Fe cũng là 1 loại kim loại nặng rất độc cho cây và cá tép nếu bạn châm quá liều. Người mới chơi thường châm Fe từ 2 3 nguồn phân nước khác nhau mà không biết rằng họ đang đầu độc và nuôi rêu hại cho hồ của họ.

Lời khuyên: Nên cân nhắc và tìm hiểu, hỏi những bạn có kinh nghiệm tư vấn thêm cho mình về những sản phẩm thủy sinh và cách sử dụng. Tránh sử dụng 1 cách vô tội vạ.

10. Quá vội vàng kết luận khi chưa chắc chắn

Nhiều bạn newbie và cả 1 số bạn đã chơi thủy sinh 1 thời gian thường hay mắc phải tâm lý này. Họ trải nghiệm 1 vấn đề xấu hoặc thành công trong 1 trường hợp nào đó rồi suy luận 1 cách tự tin rằng các bạn khác cũng sẽ gặp và BẮT BUỘC phải sử lý như bản thân mình. Nhưng không, kiến thức thủy sinh nó rộng lớn, vô tận lắm, các bạn mới đừng vội vàng kết luận chắc chắn 100% điều gì, ngay cả những pro lâu năm họ vẫn luôn tư vấn người mới và hướng dẫn mọi người với 1 sự dè dặt có chừng mực. Họ càng chơi càng thấu hiểu rằng không có gì là chắc chắn 100% trong thú chơi này.

Lời khuyên: cứ trải nghiệm, tìm hiểu và rút ra kinh nghiệm. Nếu có thể thì chia sẽ giúp đỡ người khác nhưng đừng nên tuyên bố chắc chắn, tỏ vẻ biết tuốt trong thú chơi này.

 

Comments

  1. Trường says

    16/01/2019 at 8:31 AM

    Bài viết rất sâu sắc. Xin hỏi pthanhvan có fb zalo hay mes ko để xin trao đổi học hỏi

    Reply
    • pthanhvan says

      18/01/2019 at 3:44 PM

      facebook của mình là facebook.com/stevethanhvan

      Reply
      • Sâm Triều Tiên says

        16/04/2020 at 8:26 AM

        Quá hay anh ạ!

        Reply
      • Triều says

        25/06/2020 at 11:11 PM

        A có chơi dạng biotop ko ạ. Khi mua cát nền về xử lí thì rửa bao nhiêu nước là duoc ạ

        Reply
        • Phạm Thành Văn says

          02/07/2020 at 12:45 PM

          thường biotope a chơi cá cũng không quá mắc tiền nên cát sỏi a rửa sạch vài nước. Còn ai chơi cá mắc tiền thì họ dùng acid để khử kim loại nặng khi rửa cát

          Reply
      • Luis says

        01/12/2020 at 8:51 AM

        Cám ơn bài viết rât hay và sâu sắc đầy đủ chi tiết của anh , có thể cho mình xin zalo để tiện trao đổi không ak , mình là newbie mới bít chơi nên hồ mình trông kỳ quá

        Reply
        • Phạm Thành Văn says

          02/01/2021 at 11:34 AM

          chào bạn, zalo của mình là số đt mình để trong phần liên hệ nhé

          Reply
  2. Hiếu says

    10/05/2019 at 12:25 AM

    Hay và bổ ích quá! Cảm ơn tác giả đã chia sẽ!

    Reply
  3. Cường says

    08/09/2019 at 6:55 AM

    Chào anh Thành Văn !
    Hồ của em 45x30x30, không hiểu sao ốc nerita em bỏ vô đều bị yếu, toàn ở trong vỏ ốc, 1-2 ngày sau thì thấy nổi nấm lên do bị chết. Em thử cho ốc táo thì nó cũng chui vào trong vỏ, sợ chết tiếp nên em đành vớt ra chỗ khác thì một con di chuyển được rồi, còn con kia chưa thấy động đậy, tính ra cũng gần 3 ngày rồi. Trước đó em có châm Fe. Và Cá của em vẫn khỏe mạnh
    Mong anh giúp em
    Cảm ơn anh ạ!

    Reply
    • Phạm Thành Văn says

      15/09/2019 at 3:37 PM

      em xem lại:
      1. Hồ có quá nhiều Co2 hoặc mặt nước quá tính nên O2 thiếu
      2. pH hồ quá thấp

      Reply
  4. Trung says

    26/10/2019 at 6:09 PM

    Em chào anh Văn
    A cho e hỏi hồ em 150x60x60 e trồng rêu ráy dương xỉ ..và 1 chút cắt cắm đỏ …e nên sử dụng mấy bóng 1m2 và các loại bóng màu gì để cho cây phát triển và lên màu tốt nhất ạ. Cám ơn a ạ.

    Reply
    • Phạm Thành Văn says

      29/10/2019 at 12:14 PM

      e trồng chuyên rêu ráy dx thôi cho dễ và dễ chọn đèn, có thể dùng 2 máng odysea full 100000k hoặc 12000k. Còn nếu thêm cây đỏ thì e có thể mix 1 bóng hồng + 3 bóng 10000k.

      Reply
  5. Vu says

    15/11/2019 at 11:18 AM

    Hồ em chơi loại dương xỉ trident mà bị tình trạng lá bị rửa. Anh cuo em hỏi là mình phải làm như thế nào anh

    Reply
    • Phạm Thành Văn says

      22/11/2019 at 1:21 AM

      duong xỉ trident hay bị rữa khi em đổi môi trường hoặc em cho vào hồ mới set chưa ổn vi sinh. Chỉ có cách cắt hết lá cho nó phát triển lại.

      Reply
  6. Thanh Tuan says

    27/11/2019 at 5:20 PM

    Hồ em 80*40*40 đã ổn định 2 tháng, hiện tại em muốn trồng thêm vảy ốc siêu đỏ cũng như huyết tâm lan nhưng đang dùng đèn chihiros a801, vậy cho em hỏi là em có cần phải mix thêm đèn hoặc mua đèn mới không ạ?

    Reply
    • Phạm Thành Văn says

      30/11/2019 at 11:29 AM

      em nên mua thêm đèn và mix thêm bóng hồng hoặc led rgb

      Reply
  7. Quỳnh says

    09/12/2019 at 9:54 AM

    A ơi. E chơi ráy dương xỉ tiêu thảo. Bể 90*40*40. Sử dụng bóng ody 90 treo cao 30cm . 1 bóng 6k5 1 bóng 10k. Chơi bucep có ổn k a? Bucep e cây lên màu đc. E mix bóng vậy nó có lên màu k ạ.

    Reply
    • Phạm Thành Văn says

      09/12/2019 at 5:17 PM

      Em thay bóng 6500k bằng bóng hồng là đẹp.

      Reply
  8. Dũng says

    03/01/2020 at 11:38 AM

    Ở Gò Vấp mua hồ ở đâu vậy ad oi?

    Reply
    • Phạm Thành Văn says

      06/01/2020 at 12:26 PM

      bạn ghé 439/11 Nguyễn Văn Khối, f8, GV nhé

      Reply
  9. Nhân says

    21/01/2020 at 6:43 AM

    Hi Anh , anh cho em hỏi tý ạ, bể nhà em kích cỡ 60x35x40, thả neon và sóc đỏ khoảng bao nhiêu em thì được ạ !
    Em cảm ơn, chúc anh năm mới thành công , phát tài ạ.

    Reply
    • Phạm Thành Văn says

      16/02/2020 at 3:22 PM

      neon hoặc sóc cho hồ e cỡ 30-50 là đủ số lượng để chúng bơi theo đàn, ít quá chúng hay trốn hết

      Reply
  10. Manh Nguyen says

    29/02/2020 at 11:03 AM

    Em mới chơi và đang trong quá trình tìm hiểu, anh cho em hỏi 1 số vấn đề ạ:
    1. Em chơi cắt cắm 1 số loại như hẹ thẳng, la hán xanh, đỏ, hồng liễu và cỏ thìa trong bể 644. Vậy dùng 2 đèn t8 jebo có đủ không ạ?
    2. Trong trường hợp em bật đèn từ 6h sáng đến 17h30 thì thời gian chiếu sáng có nhiều quá không? Nếu quá nhiều thì em có thể dùng 1 đèn t8 jebo và chiếu sáng trong 10 đến 11 tiếng được không?
    Em xin cảm ơn

    Reply
    • Phạm Thành Văn says

      29/02/2020 at 2:38 PM

      1. 2 đèn jebo t8 của em đủ cho hồ 60 40 40 nhưng với điều kiện phải tách 2 bóng xa nhau xíu
      2. 6h sáng đến 17h30 tối liên tục nếu dùng 2 bóng jebo như trên thì vẫn OK em ạ, nhưng nên kĩ Co2 và thay nước thường xuyên nhé

      Reply
  11. Hải Lê says

    12/03/2020 at 3:01 PM

    Bể em 6.3.3 trồng vảy ốc xanh nhưng lá có hiện tượng đốm nâu trên lá rồi thủng dần.
    Đèn em dùng oddysea t5ho 2 bóng có co2. trước em để đèn 5 6 tiếng. hiện đang giảm còn 3 tiếng và gác cao lên 10cm. anh cho em hỏi vảy ốc xanh của em bị sao và pp chữa như nào thì hiệu quả ạ.?
    Với anh cho em xin kinh nghiệm trồng rau má hương với ạ.

    Reply
    • Phạm Thành Văn says

      17/03/2020 at 4:01 PM

      em cứ bật đèn 6-8 tiếng, thay nước và quan sát cây 1 thời gian rồi chỉnh sửa về những yếu tốt khác như dinh dưỡng, Co2, dòng chảy, từ từ em sẽ quen thôi

      Reply
  12. Nguyễn thanh Luân says

    16/03/2020 at 4:05 AM

    A ơi cho e hỏi. Hồ e 80x50x50, e chơi bucep, dương xỉ, ráy, dùng phân nền gex xanh, có bột vi sinh, có cốt nền JBL, có loc Sunsun 703, có CO2. E dùng 2 máng Odexy gác cao lên. E có châm thêm cacbon, excel, all in one pro theo chỉ dẩn. Mà sao cây của e chả bao giờ thấy quang hợp. E set hồ đc 2 tháng rồi.

    Reply
    • Phạm Thành Văn says

      17/03/2020 at 4:03 PM

      em vào google search từ khóa “vì sao cây thủy sinh của bạn không thở” nhé

      Reply
  13. Hồ Đắc Bảo Tuấn says

    24/03/2020 at 1:31 AM

    Anh Văn cho em hỏi, hồ em dùng nền trộn, led chế, Co2 đầy đủ nhưng cây cắt cắm của em có hiện tượng lá dể rụng đi làm về là ngay đầu in toàn lá cây, với cây của em phần gốc hay bị mất màu và trụi lá. Cảm Ơn Anh!

    Reply
    • Phạm Thành Văn says

      24/03/2020 at 4:17 PM

      có lẻ bộ nền trộn của hồ e còn quá nóng. E cần thay nước nhiều hơn và quan sát.

      Reply
  14. Hồ Đắc Bảo Tuấn says

    25/03/2020 at 1:40 AM

    đạ anh, nếu sao này em setup hồ mới thì có cách nào để nền ko bị nóng ko anh?

    Reply
    • Phạm Thành Văn says

      29/03/2020 at 2:10 PM

      1 số hồ cần thay nước nhiều vài tuần đầu em

      Reply
  15. Quang hoàng says

    28/03/2020 at 3:02 PM

    Dạ a ơi. Cho e hỏi. Hồ E dùng nền Gex xanh khoảng 45 ngày trồng chân châu + bonsai. Hôm nay e có bổ sung thêm loại nana petite thì e sợ sẽ thiếu dưỡng trong thời gian sắp tới thì e có thể bỏ thêm phân nền thêm vào được k a? Hay là mình dùng phân nước là được v a?

    Reply
    • Phạm Thành Văn says

      29/03/2020 at 2:02 PM

      nếu em dùng đúng lượng khuyến cáo thì không cần thêm vào.

      Reply
  16. Chí says

    05/04/2020 at 12:28 AM

    Hi anh Văn,
    Hồ em nuôi tép và bị sán thì nên trị như thế nào ạ?
    Cảm ơn anh.

    Reply
    • Phạm Thành Văn says

      05/04/2020 at 4:27 AM

      Cách tốt nhất là em dùng dụng cũ bẫy ra thôi.

      Reply
  17. Hồ Nam says

    05/05/2020 at 2:43 PM

    Chào anh, em mới tập chơi thủy sinh, mới setup bể được hơn một tuần. Em để ý thấy cây ráy của em có các vết nâu trên lá, hình ảnh lá bị nâu: https://drive.google.com/file/d/1LO3_dlMAO7hicPe7dYJnSY2rYckzUaJK/view
    Xin hỏi hiện tượng như trên là bị gì, và làm sao để khắc phục ạ.
    Cảm ơn anh nhiều

    Reply
    • Phạm Thành Văn says

      05/05/2020 at 4:41 PM

      hồ e bị tảo nâu, hồ mới hay bị vậy, em thả tép màu, hoặc cá otto, bút chì thái, ốc nerita cho nó dọn sạch nhé

      Reply
      • Hồ Nam says

        06/05/2020 at 1:52 AM

        Dạ vâng, cảm ơn anh nhiều ạ ^^

        Reply
  18. Nhựt Anh says

    10/05/2020 at 11:07 AM

    Hồ em 60x40x40. Được 1 tuần. Hiện đang thả 5 mún+ 5 chuột. Đang tung tăng tốt. Em tính thả 40 neon nữa vậy có nhiều không ạ? Vẫn để cá mún sống chung được không anh? Em cảm ơn

    Reply
    • Phạm Thành Văn says

      10/05/2020 at 3:12 PM

      cá mún sống tốt với các loại cá khác đó em, nhưng thả neon sau 1 tuần là hơi sớm và dễ làm cá bị nấm và chết dần cả bầy. Tốt nhất em đợi thêm 2-3 tuần nữa rồi hẵng thả.

      Reply
  19. Bùi Tuấn An says

    22/07/2020 at 7:05 AM

    hồ mình 90 30 27 , chỉ chơi dương xỉ và ráy thì nên dùng đèn nào cho hợp lý túi tiền bác nhỉ

    Reply
    • Phạm Thành Văn says

      22/07/2020 at 12:18 PM

      1 máng odysea t5h0 2 bóng 10000k bạn

      Reply
  20. Moi Tap Choi says

    08/09/2020 at 9:36 AM

    Chào Anh !
    Hồ e mới làm được 3 tuần, kích thước 60x40x40, nền Gex xanh, đèn Vipsun 600L. Trồng mini fiss, mini taiwan, la hán xanh, đại hồng huyết, trung liễu, lệ nhi, huyết tâm lan.
    A cho e hỏi :
    1. Đèn như vậy đả đủ sáng chưa .
    2. La hán xanh bị trắng ngọn, các cây ngay dòng nước kém phát triển hẳn và sơ xác. Vậy la hán xanh có chịu được dòng nước không ? Các cây còn lại đang phát triển tốt, sài C02 nước nhé.
    3. Mini fiss hơi bị vàng ( nhiệt độ hồ luôn dưới 28 độ )

    Tks !

    Reply
  21. Nguyễn Viết Tin says

    09/09/2020 at 3:17 PM

    Em mới set cái hồ, được 3 tuần rồi. Nhưng cây của em phát triển nhanh lắm, nhưng k đẹp. Nó vươn lên rất cao, chạm cả mặt nước, 1 đốt của cây rất dài. Không biết là bị gì vâyh ạ. Mong anh cho lời khuyên

    Reply
  22. Nguyen says

    01/10/2020 at 5:05 PM

    E mới tập tành setup hồ fiss và taiwan thủy sinh. Mới set đc hơn 1 tuần , chưa thả cá mà sao hồ e có mùi tanh, thường xuyên xuất hiện cặn nhớt, và xuất hiện các giun, thủy tức và các sinh vật nhỏ khác. Hướng xử lý ntn vậy a, e hoang mang quá.

    Reply

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

(Aqua Tip 2 – Quan Trọng) Tối Ưu Vật Liệu Lọc Và Hệ Vi Sinh

(Aqua Tip 1) Những lưu ý chăm hồ cá, thuỷ sinh mùa dịch Covid-19

(Góc người mới) Kinh Nghiệm Chăm Hồ Thủy Sinh Tránh Rêu Hại Mùa Nóng

(Góc Người Mới) Lựa Chọn Công Suất Lọc & Tốc Độ Dòng Chảy Thích Hợp Cho Hồ Thủy Sinh

Tổng kết 1 số thông tin / vấn đề thường gặp của người chơi thủy sinh VN năm 2020

(Góc Người Mới) Chọn Cốt Nền Phù Hợp Cho Hồ Thủy Sinh

Clip Từng Bước Set Hồ thảm Trân Châu Cu Ba

(Căn bản) Những Điều Người Chơi Cần Lưu Ý Khi Cho Cây Mới Vào Hồ Thủy Sinh

(Căn bản) Hướng Dẫn Chăm Sóc Và Cắt Tỉa Ráy Nana Petite

(Căn Bản) Những Việc Cần Làm Sau Khi Cắt Tỉa Cây Trong Hồ Thủy Sinh

Tổng Hợp Kiến Thức Về Dinh Dưỡng Từ A đến Z Trong Môi Trường Hồ Thủy Sinh (update 2020)

(Căn bản) Hướng Dẫn Cách Mix Đèn T5 Đơn Giản Hiệu Quả Cho Hồ Thủy Sinh

Thử Nghiệm Chuyên Sâu Về Trân Châu Ngọc Trai (Micranthemum ‘”Monte Carlo”)

(góc người mới) Hướng dẫn set hồ thủy sinh phong cách Hà Lan từng bước

Vật Liệu Lọc Nào Tốt Nhất Cho Hồ Thủy Sinh?

Lịch sử phát triển và những thay đổi của phân nền ADA Amazonia

Thông Tin Về 4 Loại Cốt Nền Thông Dụng Của Công Ty JBL

Những Yếu Tố Cần Đặc Biệt Quan Tâm Cho Người Mới Chơi Thủy Sinh

Thử Nghiệm Về Tầm Quan Trọng của Khí Co2 Trong Hồ Thủy Sinh

Hiện Tượng Cảm Nhiễm Trong Hồ Thủy Sinh

(Góc người mới) Hướng Dẫn Sử Dụng Phân Nhét (root tab) Cho Hồ Thủy Sinh 1 Cách Tiết Kiệm Và Hiệu Quả.

(góc người mới) Hướng dẫn cách chế bộ trộn Co2 rẻ tiền mà hiệu quả

Cách tăng giảm độ pH trong hồ cá thủy sinh 1 cách an toàn và hiệu quả

Độ pH Lý Tưởng Cho 1 Hồ Thủy Sinh

(góc người mới) Vì Sao Cây Trong Hồ Thủy Sinh Của Bạn Không “Thở”?

(Góc người mới) Tầm Quan Trọng Của Dòng Chảy và Độ Động Mặt Nước Trong Hồ Thủy Sinh

Bài hướng dẫn từ A đến Z cho người mới bắt đầu chơi thủy sinh

(Chuyên sâu) Nồng Độ Dinh Dưỡng Nào Tối Ưu Cho Cây Thủy Sinh?

(Góc người mới) Rêu hại thủy sinh và cách phòng chống từ A đến Z

Những mẹo nhỏ trong việc thay nước, bảo dưỡng hồ thủy sinh cho các bạn mới chơi.

Bình Luận Mới Nhất

  • Phạm Thành Văn on (Aqua Tip 2 – Quan Trọng) Tối Ưu Vật Liệu Lọc Và Hệ Vi Sinh
  • Phạm Thành Văn on (Aqua Tip 2 – Quan Trọng) Tối Ưu Vật Liệu Lọc Và Hệ Vi Sinh
  • Phạm Thành Văn on (Aqua Tip 2 – Quan Trọng) Tối Ưu Vật Liệu Lọc Và Hệ Vi Sinh
  • Phạm Thành Văn on (Aqua Tip 2 – Quan Trọng) Tối Ưu Vật Liệu Lọc Và Hệ Vi Sinh
  • Phạm Thành Văn on (Aqua Tip 2 – Quan Trọng) Tối Ưu Vật Liệu Lọc Và Hệ Vi Sinh
  • Dũng on (Aqua Tip 2 – Quan Trọng) Tối Ưu Vật Liệu Lọc Và Hệ Vi Sinh
  • Phạm Thành Văn on Clip Từng Bước Set Hồ thảm Trân Châu Cu Ba
  • Nam on Kiến thức căn bản về phân nền thủy sinh – review những sản phẩm thông dụng ở Việt Nam
  • Roogoo on (Aqua Tip 2 – Quan Trọng) Tối Ưu Vật Liệu Lọc Và Hệ Vi Sinh
  • Roogoo on Clip Từng Bước Set Hồ thảm Trân Châu Cu Ba




© 2019 Thuỷ sinh AZ · Liên Hệ · Facebook · Youtube