1. Hệ vi sinh là gì?
Vi sinh vật trong môi trường nước tự nhiên bao gồm rất nhiều loại và đa số vẫn chưa được đặt tên và hiểu rõ. Chúng ăn và trao đổi chất ngay trong nước. Tuy nhiên rất ít vi sinh sống trôi nổi trong nước mà đa số chúng bám vào giá thể nào đó như đá, nền, cây thủy sinh, vật liệu lọc… Và chúng không sống theo cá thể riêng biệt mà tập trung sống chung với nhau thành 1 HỆ VI SINH (gọi là biofilm – điển hình là cao vôi răng của các bạn, hoặc váng dầu trên bề mặt nước, hoặc những chất nhầy màu nâu trong bông lọc và sứ lọc)
Hệ vi sinh có vai trò quan trọng sống còn cho 1 hệ thống thủy sinh, chúng “lọc” nước và đảm bảo chất lượng nước phù hợp cho cá tép, thực vật trong hồ. Hệ vi sinh ổn định sẽ đảm bảo 1 môi trường ổn định cho hồ thủy sinh, ngược lại hệ vi sinh có vấn đề, quá tải thì sẽ gây tình trạng bùng phát rêu hại, cá tép bệnh tật, nước đục, có mùi, độc…
2. Các loại vi sinh trong hồ thủy sinh
Vi sinh được chia làm 2 loại: tự dưỡng (Chemoautotrophic – nguồn thức ăn là tạp chất vô cơ) và dị dưỡng (Heterotrophic – nguồn thức ăn là tạp chất hữu cơ).
Vi sinh tự dưỡng quan trọng nhất trong hồ thủy sinh gồm:
– (1) Nhóm khử Nh3, No2 (Vòng tuần hoàn Nitrogen)
– (2) Nhóm khử H2S, CH4
Vi Sinh dị dưỡng bao gồm nhóm:
– (3) Vi sinh hiếu khí (cần Oxi) – xử lý chất hữu cơ
– (4) Vi sinh yếm khí (không cần Oxi) – xử lý No3, No2, chất hữu cơ
Vậy chúng ta sẽ phân tích kĩ 4 loại vi sinh như trong hình, có số (1) (2) (3) và (4) màu đỏ.
(1) Vi sinh tự dưỡng – nhóm khử Nh3, No2 – vòng tuần hoàn Nitrogen – thế nào là hồ đã “cycle”
Vi sinh tự dưỡng lấy nguồn thức ăn là những chất vô cơ như Nh3/nh4, No2, chúng cần Co2 và rất nhiều Oxi để tồn tại, phát triển và hoạt động tốt. Vi sinh tự dưỡng có trong nước, nhưng chúng thường bám nhiều ở cá giá thể trong hồ thủy sinh và nhiều nhất là trong vật liệu lọc (bông lọc, sứ lọc, nham thạch, substrate pro, matrix…) nơi có nguồn oxi dồi dào chảy qua. Chúng được gọi là “vật liệu lọc sinh lọc” và là 1 phần không thể thiếu của 1 hồ thủy sinh.
Kinh nghiệm cho các bạn mới chơi là luôn cung cấp đầy đủ oxi, và cả co2 trong nước, để oxi được chảy qua vật liệu lọc trong lọc nuôi hệ vi sinh này. Ngoài ra nếu có thể thì Nh3 trong phân nền, phân cá… cũng là nguồn thức ăn kích thích sự phát triển của hệ vi sinh tự dưỡng.
Vòng tuần hoàn Nitrogen được hệ vi sinh tự dưỡng đảm nhiệm, đây là 1 quá trình gồm 2 bước như sau:
- Chất độc Ammonia (Nh3) được 1 nhóm vi sinh được gọi tên là Nitromsomonas phân hủy thành 1 chất độc Nitrite (No2)
Công thức hóa học như sau: Nh4/ (Nh3) + ½ O2 => 2H+ + No2- + H2O
- Sau đó 1 nhóm vi sinh tự dưỡng khác là Nitrobacter phân thủy tiếp thành chất không còn là độc tố Nitrate (No3)
Công thức hóa học: No2- + ½ O2 => No3
Cả 2 bước trên đều tốn rất nhiều O2 trong nước, nếu Ammonia (Nh3) trong nước đạt trên 2mg/l thì toàn bộ oxi sẽ bị dùng hết.
Vòng tuần hoàn Nitrogen hoàn thành trong vòng 2 đến 4 tuần, trừ những trường hợp đặc biệt. Khi bạn test nước hồ và không còn thấy Nh3 và No2 trong nước thì hồ bạn đã được “Cycle”.
Nhóm vi sinh này quan trọng mang tính chất sống cho 1 hồ thủy sinh, tuy nhiên nó cũng trực tiếp cạnh tranh nguồn thức ăn của cây thủy sinh là Nh3 và No2.
(2) Nhóm khử CH4, H2S – Thông tin thêm về vi khuẩn quang hợp
CH4 là khí độc metal được tích tụ ở môi trường yếm khí của nền thủy sinh. CH4 được 1 nhóm vi sinh có tên là Methanomonas methanica, Pseudomonas methanica và Thioploca sinh sống ở bề mặt phân nền thủy sinh nhanh chóng phân hủy thành khí Co2, theo công thức như sau :
5 CH4 + 8 O2 = > 2 (CH2O) + 3 CO2 + 8 H2O
Khí H2S là loại chất cực độc (độc hơn cả NH3), được sinh ra từ sự phân hủy protein và So4 ở nền thủy sinh. Khi có lượng Oxi, 1 nhóm vi sinh có tên là Thiobacillus, Thiothrix và Beggiatoa, hoặc bởi 1 loại vi khuẩn quang hợp có tên là Chlorobacteriaceae và Thiorhodaceae phân hủy theo các công thức sau:
H2S + 2 O2 => HSO4- + H+
Hoặc bởi vi khuẩn quang hợp khi có ánh sáng:
2H2S+ CO2 tác dụng quang hợp => (CH2O) + H2O + 2S
Kinh nghiệm rút ra là các khí độc của hồ thủy sinh như CH4 hay H2S đều được 1 nhóm vi sinh tự dưỡng chuyển đổi, nhóm vi sinh này đa số tự phát sinh trong hồ thủy sinh (Hoặc có thể được người chơi châm thêm vào). Thêm vào đó, loại vi khuẩn quang hợp thật sự KHÔNG quá cần thiết vì đã có nhiều loại vi sinh khử chất độc H2S rất hiệu quả. Các bạn có thể bổ xung thêm cũng tốt, nhưng không phải là điều bắt buộc. Thêm vào đó, vi khuẩn quang hợp có vòng đời khá thấp nên được người nuôi tôm tép bổ xung thường xuyên.
(3) Vi Sinh Dị Dưỡng Hiếu Khí
Đây là nhóm vi sinh đặc biệt quan trọng. Thức ăn và nhiệm vụ của chúng là phân hủy, chuyển đổi các tạp chất hữu cơ thành thức ăn cho cây thủy sinh. Tất cả những chất cần thiết cho cây thủy sinh đều nằm trong tạp chất hữu cơ, nhưng những dinh dưỡng đó bị “khóa” và cần nhóm vi sinh dị dưỡng mở khóa, phân hủy thành thức ăn cho cây. Nhóm vi sinh này giống như 1 đầu bếp nấu chín các món ăn từ phân cá, thức ăn thừa, xác động thực vật… thành những bữa ăn thịnh soạn cho cây thủy sinh. (Theo mình thì những tạp chất hữu cơ vừa đề cập nếu không được vi sinh dị dưỡng phân hủy thì chỉ có thể làm thức ăn cho 1 số loại rêu hại, đó là lý do vì sao hồ mới set, chưa ổn định thường bị rêu hại tấn công). 1 số “công thức” của những đầu bếp vi sinh này là:
Tạp chất hữu cơ => Chất Vô Cơ (thức ăn của cây thủy sinh)
N hữu cơ => NH3 + CO2
P hữu cơ => PO4 + CO2
S hữu co2 => SO4 + CO2
Vì tạp chất hữu cơ luôn có Carbon nên khi bị phân hủy, Co2 luôn được giải phóng để nuôi cây.
Ngoài ra, đôi lúc quá trình phân hủy hữu cơ diễn ra chưa hoàn tất, thì 1 lượng Acid Humic được sản sinh ra trong nước. Lượng Humic này có tác dụng làm giảm độc, giữ Fe và Mn cho cây dễ hấp thụ… Thường nước sẽ hơi vàng khi lượng humic này dồi dào.
Vì là vi sinh hiếu khí nên bắt buộc người chơi phải cung câp đủ O2 để chúng làm việc hiệu quả.
(4) Vi Sinh Dị Dưỡng Yếm Khí – chìa khóa bí mật để khử NO3
Loại vi sinh này là loại duy nhất không cần Oxi để tồn tại (bao gồm Pseudomonas, Achromobacter, Escherichia, Bacillus, Micrococcus…) thay vào đó chúng “thở” bằng NO3, NO2 và 1 số chất khác. Khi vòng tuần hoàn Nitrogen hoàn tất (bởi nhóm vi sinh số 1), lượng oxi sẽ bị hút cạn kiệt dần và tạo 1 môi trường yếm khí (trong nền), nhóm vi sinh yếm khí này sẽ hấp thụ NO3 theo công thức sau:
Nitrate => Nitrite => Nitric Oxide => Nitrous Oxide => Nitrogen gas (bay vào không khí)
NO3 => NO2 => NO => N2O => N2
3. Kinh Nghiệm về vi sinh và hệ thống lọc cho hồ thủy sinh
– Đa số các vi sinh dị dưỡng sống ở trong nền là chủ yếu nên khi set hồ, các bạn cố cho nền càng dày càng tốt (mà không ảnh hưởng đến thẩm mĩ), nền này có thể là nền đất sét trộn, nền công nghiệp, nham thạch, sứ lọc, sỏi trơ… VÀ QUAN TRỌNG NHẤT VẪN LÀ LUÔN CUNG CẤP ĐỦ OXI TRONG NƯỚC.
– Hệ thống lọc chủ yếu làm nơi sinh sống và phát triển cho hệ vi sinh tự dưỡng, nhóm đảm nhiệm vòng tuần hoàn Nitrogen, NẾU CÓ ĐỦ OXI TRONG NƯỚC thì bất cứ vật liệu lọc làm cũng có thể làm giá thể cho vi sinh. Bông lọc và nham thạch nâu / sứ lọc Trung Quốc hoàn toàn làm việc hiểu quả cho bất cứ hồ thủy sinh nào. “Phù thủy” thủy sinh Codai của Aquamery luôn dùng bông lọc và nham thạch rẻ tiền cho bất cứ hồ nào của họ, nhưng chất lượng nước và sự ổn định thì luôn tuyệt vời. Với chiến lược marketing quảng cáo thì nhiều hãng tung ra nhiều vật liệu lọc giá rất cao, họ nói rằng bề mặt của vật liệu lọc mắc tiền họ bán ra có thể chứa nhiều vi sinh hơn, nhưng mình thấy KHÔNG thật sự quá cần thiết để khoe lọc “full cái này” “full cái kia”, trong khi hồ thì toàn rêu hại, đầy chất hữu cơ bẩn và nước không trong. Tất nhiên nếu có điều kiện thì cũng không vấn đề gì, nhưng mình nghĩ các bạn mới chơi nên tập chung về cách quản lý nước, ánh sáng, dinh dưỡng, vệ sinh hồ, hơn là quá tập trung và chủ quan về vật liệu lọc mắc tiền.
– Về cách sắp xếp vật liệu lọc của 1 hệ thống lọc thủy sinh, các bạn có thể sắp xếp theo BẤT CỨ THỨ TỰ nào của vật liệu lọc sinh học như Bông Lọc, Sứ, Nham Thạch… Nhưng nên để nước từ hồ vào bông lọc trước, rồi đến sứ hay nham thạch, matrix, sub pro…. Và cuối cùng là vật liệu lọc hóa học như than hoạt tính hay Seachem Purigen.
– Về chuyện vệ sinh lọc, cũng tùy từng hồ mà có thể áp dụng kế hoạch vệ sinh lọc định kì. Ví dụ những hồ lowtech (ánh sáng ít, chủ yếu cung cấp dinh dưỡng cho cây cối từ phân cá) thì có nhiều hồ 1 vài năm không vệ sinh cũng không bị vấn đề gì. Nhưng những hồ high tech thì cần vệ sinh thường xuyên hơn, có thể là hàng tháng hoặc 3 tháng 1 lần. ĐIỀU QUAN TRỌNG LÀ KHÔNG NÊN VỆ SINH LỌC CÙNG NGÀY THAY NƯỚC, VÀ KHÔNG VỆ SINH LỌC QUÁ KĨ, chỉ cần làm sạch chút cặn bẩn để máy bơm không bị giảm dòng.
– Khi bắt đầu set up hồ, hệ vi sinh sẽ tự xuất hiện 1 cách tự nhiên, nhưng nếu bạn châm thêm vi sinh thì sẽ nhanh hơn. CÁCH LÀM HỆ VI SINH ỔN ĐỊNH NHANH NHẤT là lấy bông lọc của 1 hồ đã ổn định cho vào lọc mới (Sứ lọc và nước hồ cũ không có tác dụng trong trường hợp này).
– Về lưu lượng nước của máy bơm, nếu hồ của bạn 100 lít nước thì thường là bạn cần 1 máy bơm có công xuất bơm 300-500 lít / giờ (công xuất thật, nếu là máy bơm Trung Quốc thì phải trừ hao).
– Về cách sắp xếp đầu ống IN OUT, đa số là phải tùy vào bố cục từng hồ, nhưng ống OUT nên để thấp cách mặt nước cỡ 10cm. Nếu bạn để ống OUT lên quá cao thì nó sẽ làm mặt nước rất động, còn quá thấp thì mặt nước quá tĩnh, không tốt cho lượng oxi hòa tan vào hồ. Ống IN nên để đối diện hoặc vị trí nào để dòng nước luân chuyển khắp hồ.
– Việc sử dụng lọc phụ cũng rất thuật tiện cho việc vệ sinh lọc sau này. Chỉ cần để lọc phụ full bông lọc và mỗi lần vệ sinh chỉ cần rửa sạch nó mà không cần động đến lọc chính (full sứ hay nham thạch, matrix, sub pro…). Nhưng theo kinh nghiệm cá nhân thì mình cảm thấy chỉ cần lọc chính đủ mạnh, chứa được bông và sứ là quá hiệu quả rồi.
– Thùng lọc ngoài, hoặc lọc vách trong hồ là quá đủ cho 1 hệ thống hồ thủy sinh. Nếu các bạn sử dụng thêm lọc kiểu dàn mưa thì càng tăng thêm tính hiệu quả, nhưng chỉ dùng dàn mưa mà không sử dụng lọc thùng thì sẽ có khả năng thiếu hệ vi sinh yếm khí.
– Lọc bio rất hiệu quả cho 1 số hồ nuôi cá tép đặc biệt, nó vừa cung cấp lượng oxi dồi dào vừa làm chổ trú cho vi sinh. Nhưng chỉ sử dụng lọc bio cho 1 hồ cây high tech có size lớn thì vừa không phù hợp vừa không đủ hiệu quả.
Thanks for the terrific article
Thanks to the terrific guide
Hồ thủy sinh dùng than hoạt tính có ảnh hưởng gì ko ạ
Dùng tốt bạn.
Mà than hoạt tính chỉ dùng được 1 thời gian là thay đúng ko anh
hầu hết là phải thay sau 1 thời gian sử dụng đó bạn
thường thì bao lâu mình mới phải thay một lần với anh, em tìm hoài mà k thấy hạn dùng của Than hoạt tính.
than hoạt tính rẻ tiền bán rộng rãi ở mấy tiệm cá thì sau 2-3 tuần là phải thay rồi, nếu ko nó mềm nhũn và tan ra rất dơ. Còn loại than hoạt tính xịn của mấy chổ lọc nước bán thì dùng vài tháng
Hi Ad,
Mình mới chơi nên chưa biết các khái niệm.
Cho mình hỏi hồ lowtech là gì? Hồ hightech là gì?
Thanks
chào bạn,
hồ lowtech được hiểu là những hồ không dùng nhiều phụ kiện, thường 1 hồ lowtech chỉ dùng 1 lượng ánh sáng vừa phải, hoặc tận dụng ánh sáng của sổ,lọc thô sơ hoặc thậm chí không có lọc nước, ít thay nước, dùng ít hoặc không hề dùng khí Co2, và trồng những loại cây dễ chăm sóc.
Ngược lại, hồ hightech thường có dàn đèn xịn và công suất cao, bình khí Co2, lọc và vật liệu lọc mắc tiền, được chăm sóc và set up 1 cách rất kì công.
Cám ơn Ad nhiều, mình đã rõ 🙂
nham thạch trắng, e thấy trong thành phần có ghi là có 1 cả magie và sắt trong đó, vậy không biết nếu lấy làm vll có ảnh hưởng gì đến tép k ạ, đặc biệt là twb, và có làm tăng ph không. Và nếu nó k có hại, thì giữa nó và matrix có thật sự khác biết lớn như mọi người vẫn nói không ạ ( mọi người nói matrix hơn hẳn )
Thật ra thì trong nham thạch trắng, hay matrix đều có những chất khoáng đa vi lượng như em đề cập. Nhưng nó không tan hoặc tan không đáng kể nên ko ảnh hưởng đến chất lượng nước và sinh vật thuỷ sinh.
Về hiệu quả thì matrix sẽ sạch, chìm nhanh và chứa nhiều vi sinh hơn. Nhưng đối với giá cả thì anh thấy nó cao hơn hiệu quả mang lại.
có thể sử dụng nham full nham thạch trắng làm vll cho lọc k ạ, và nó tốt như matrix không. nó có tác dụng phụ nào không ạ
Hoàn toàn dùng nham thạch trắng làm vll được nhưng nó sẽ k bằng matrix. Nó không có tác dụng tiêu cực nào, chỉ có tan 1 chút tds hằng ngày.
mình sủi co2 vào đầu in để trộn có ổn ko bạn , có chết vi sinh không ? cảm ơn
Không chết vi sinh nhưng 1 số trường hợp không hiệu quả
anh Văn có thể hướng dẫn làm sao bổ sung vi sinh dị dưỡng hiếu khí không ạ?
Em có thể châm thêm vi sinh: api quick start, tetra safe start, seachem stability.
Anh cho em hỏi là đá kẹp kem có làm tăng pH không
Có thể dùng nham thạch đỏ để làm giảm pH không, nó có làm tăng lượng sắt trong hồ k ạ
Chào e. Đá kẹp kem là 1 dạng đá tai mèo và nó có thành phần Caco3 tan ra làm tăng gH (độ cứng nước) và tăng cả pH. Muốn hạ pH thì chỉ có cách lấy hết đá ra vì nó sẽ tăng hoài dù e thử cách giảm pH nào cũng vậy.
Nham thạch đỏ ko có tác dụng gỉam pH. Nó khá nguy hiểm nếu dùng nhiều vì nó tan kim loại nặng ra trong nước.
Chào anh Văn!
Em đang tính set up 1 hồ cubic 35, nền ada II, đèn led chụp xima 40W bóng mix. Thực vật dự tính là nana petite, bucep và các loại rêu như minitaiwan… layout có cả lũa rễ rừng, đá tiger. E dự tính dùng 1 lọc bio ws100A kèm vll denitrate, thêm 1 lọc thùng thì có ổn ko ạ? Vll lọc thùng cần những gì anh ạ.?
Em dùng lọc bio kèm denitrate vì cư dân trong hồ là tép màu.
hồ e hơi nhỏ, a nghĩ chỉ cần 1 lọc thùng ngoài nhỏ là được, thểm cái bio denitrate cũng ok. Vll em dùng sứ lọc và bông lọc, có điều kiện thì dùng matrix thay sứ
Vậy dùng nham thạch đỏ trải nền thì chắc chắn phải lật bể hả a.
Kim loại nặng từ nhạm thạch đỏ là gì và có thể lọc bằng than hoạt tính được ko ạ?
Cám ơn a
90% phải lật, 1 số hồ của anh dùng nham thạch nâu 1 lượng nhỏ lót nền thì ko sao cả.
Kim loại nặng đó là Fe và 1 số tạp chất kim loại độc khác và than hoạt tính hầu như không có tác dụng
Qua bài viết của anh, em có câu hỏi a chỉ giúp là với hồ cá k phân nền thì k cần đến vi khuẩn dị dưỡng hiếu khí phải k ah? Và với bể nuôi cá k thủy sinh thì có cần chú trọng j khác với bể thủy sinh để có 1 bể cá ổn định ko ah? Mong đc anh trả lời. Em xin cảm ơn!
Chào e. Đúng là 1 số hồ k cần và cũng k có vi sinh hiếm khí.
Và để nuôi cá không có cây thuỷ sinh thì cần lưu ý:
1. Phải hiểu rõ loại cá mình nuôi, ví dụ cá ali thì phải pH cao, cá dĩa ghét No3 nên cần giảm pH thì tránh dùng acid hno3 mà phải dùng h3po4…
2. Nguồn nước đầu vào cực kì quan trọng. Các trại họ thường cho nước qua hệ thống lọc có than hoạt tính để khử kim loại nặng và vi khuẩn gây bệnh cho cá. Kĩ hơn thì e luôn dùng Seachem Prime vừa khử clo vừa khử k loại nặng.
3. Lọc phải ổn định vi sinh rôig hẵng thả cá. Nếu châm vi sinh thì loại api quick start được đánh giá rất cao.
Vậy a ơi. Cho em hỏi. Loại đá nào chơi bể thuỷ sunh không tăng ph. Và k tan kim loại nặng vào nước ạ
những có nên dùng gồm: đá tiger, đá trầm tích, đá nham thạch đen Gia Lai, đá Phan Thiết….
Hồ cá e để ngoai trời. Giá thể đầy đủ. Ánh sáng nhẹ. Khi châm vi sinh thì e có cần sủi oxi k a. Và sủi trong bao lâu. Nếu k sủi thì vi sinh có sống được k. Hoac ban đầu e sủi oxi. Nhưng ngày chạy ngày nghỉ có đuoc k a
Sủi vài tuần rồi làm động mặt nước hồ là ok đó bạn.
cho e hỏi là em bể e dùng đá kẹp kem, vì đá làm tăng PH nên e dùng vật liệu lọc là NEO MEDIA PREMIUM SOFT thì có ok ko ạ
chỉ có 1 cách duy nhất để hạ pH là lấy đá kẹp kem ra khỏi hồ.
Cho mình hỏi có nên bỏ than hoạt tính vào hồ thuỷ sinh không? Và nếu bỏ vào thì than hoạt tính có ưu và nhược điểm gì? Chân thành cảm ơn.
bạn chỉ nên bỏ than hoạt tính vào ngăn trên cùng của lọc (gần máy bơm nhất) khi hồ có mùi tanh, hay đang bị rêu hại tấn công vì hồ dư hữu cơ. Nên bỏ than hoạt tính ra sau vài tuần sử dụng. Ưu điểm của than thoạt tính là hút hữu cơ và khử mùi tanh, độc rất tốt. Nhược điểm là nó là vll hóa học, có thể làm mất dinh dưỡng hữu cơ của cây.
Cảm ơn anh Văn về những thông tin rất bổ ích. Anh có thể cho em hỏi người ta hay nói sub và matrix có hạn sử dụng là đúng ko anh ?
Nó chỉ là giá thể cho vi sinh. Chỉ thay thế khi sử dụng mài mòn nhiều năm.
Chào anh Văn,em tính làm 1 hồ nuôi rùa xanh,lúc đầu bơm vi sinh sống bio và psb và khoáng vi lượng rồi chạy lọc atman df 700. 2 bên hồ dán mấy chậu cây cho ngập nước, nền hồ dùng nham thạch Việt Nam. Anh tư vấn giúp em với , em cảm ơn anh
lâu lâu em tính thả cá nhỏ cho rùa ăn
em mua nham thạch trắng dùng rất tốt.
anh cho em hỏi bể cá kt 90x45x45 đầu tư lọc thùng hw3000 có mạnh quá ko anh. Em nên đầu tư vật liệu lọc gì cho bể thủy sinh dc tốt ạ. Matrix, Neo, eheim. Cám ơn anh
a nghĩ hồ e dùng DF1300 là quá đủ rồi, còn chất lượng hơn dòng sun sun.
Dear anh Phạm Thành Văn.
Cảm ơn anh, bài viết rất hay.
Anh có thể cho con số cụ thể là nồng độ O2 có trong nước bao nhiêu thì là OK không ạ. ?
Với nồng độ O2 thì kiểm tra bằng cách nào, phương pháp đo như thế nào. ?
Thanks !
Thường người nuôi thuỷ sản như tôm sẽ quan tâm nhiều đếm o2 hoà tan. Nhưng nếu e cần biết thì s chia sẽ như sau:
– lượng o2 hoà tan dưới 1 ppm thig cá tép chết ngạt, vi sinh yếu
– từ 2-4 ppm là trung bình, chưa tốt
– trên 4 ppm là tốt.
Để đo lượng o2 hoà tan e có thể dùng bộ test kit của sera hay jbl.
Hi anh. Cho e hỏi là lọc vách với lọc thùng cùng số lượng vll. Thì lọc thùng hiệu quả hơn đúng k anh?
đúng là lọc thùng sẽ hiệu quả hơn vì khả năng yếm khí. Nhưng lọc vách lợi thế là lọc được cả váng mặt nước
A văn cho e hỏi cách hạ ph theo kiểu tự nhiên,hồ e trước đây ph thấp e bỏ san hô vụn thì ph tăng cao,bây giờ lấy san hô ra thì ph chỉ giảm dc tí xíu,bây giờ mỗi ngay e phải dùng dung dịch hạ ph a thấy có sao ko
e lấy hết sạch san hô ra, thay nước 1 thời gian thì pH sẽ về như cũ. Nếu còn tăng chứng tỏ còn xót san hô.
Anh cho em hỏi em có bể 80 40 40 nuôi thần tiên chuột mỹ và tên lửa. Em sử dụng lọc df1300 và lọc phụ 603. Anh tư vấn giúp em vll và cách sắp xếp. Em cám ơn ạ.
lọc phụ sunsun 603 em cho full bông lọc, lọc df có thể cho 1 ngăn dưới cùng là bông, còn 2 ngăn trên full matrix hoặc sứ lổ.
Lọc thác có thể hòa tan Co2 vào nước đc ko ad?
ko bạn ạ
Bài viết rất hay và bổ ích. Tác giả cũng rất nhiệt tình và có tâm. Thiết nghĩ a nên có một kênh youtube để share thêm kiến thức chắc chắn sẽ đc nhiều người ủng hộ. Good job.
cảm ơn bạn
Chào a Văn.
Mình mới tập set 1 hồ biotop 845 chỉ có: lũa hải sa quỳ, đá đen và đá cuội, vài cây thuỷ sinh ko cần CO2, lọc thùng ATMAN, đèn rọi vàng-trắng.
Hiện mình ko biết phải châm loại vi sinh nào vào ở giai đoạn mới châm đầy nước và chạy lọc. Nhờ anh tư vấn giúp?
Xin cảm ơn anh.
Vi sinh tốt nhất cho em là API Quick Start và seachem stability.
Lúc chạy cycle có bật đèn không và bật như thế nào là đủ hả a?
nếu chưa trồng cây thì không cần đèn em ạ
Bài này rất chi tiết, chắc a bên nông lâm, rất hữu ít cảm ơn a
Chào a
E mới set up 1 bể biotop chỉ đá đen và nền cát trắng
Kích thước 60-30-35
Vì còn học sinh nên a tư vấn giúp e loại máy lọc nào ổn trong tầm giá,vll, và một số cách vệ sinh đáy hồ được k ạ
Em cám ơn.
em có thể mua 1 bộ lọc chế phi 140, 8w hoặc 18w. Còn vệ sinh đáy hồ thì mỗi khi thay nước em chịu khó hút ra thôi.
Rất cảm ơn anh Văn về kiến thức anh chia sẻ và nhiệt tình trả lời các bình luận. Em đã đọc nhưng ko thấy có ai hỏi câu em muốn hỏi :)). Em muốn châm vi sinh vào bể cá mới set, em có 2 lọ vi sinh của 2 hãng khác nhau theo anh em có nên cho cả 2 ko? Hay theo anh nên cho loại nào? 1 lọ là API StressZyme+ và JBL Denitrol. Em cảm ơn trước ạ!
Chào em, em có thể châm cả 2 chai, không sao cả. Nhưng bất kì loại vi sinh nào cũng cần châm liên tục hằng ngày 1-2 tuần khi khởi tạo vi sinh. Lý do là mỗi lần châm thì ít nhất 1/2 chủng loại em châm vào sẽ chết, dù những loài sống sót sẽ sinh sôi nhanh nhưng em vẫn phải châm để bù những loài bị chết. Vậy nên nếu châm cả 2 chai thì vấn đề duy nhất là tốn kém.
Rất cảm ơn anh ạ.
Chào anh Văn,
Tôi định set bể bé 40x40x30cm nuôi tép đỏ xanh vàng ong lộn xộn, tôi dùng đá nham thạch đỏ lót nền trộn cùng viên khoáng tourmaline dưới lớp phân nền akadama được không ạ?
Cảm ơn anh và chờ tin của anh!
bạn có thể dùng nham thạch trắng lót nền, không nên dùng nham thạch đỏ vì nó có khả năng tan kim loại nặng vào hồ. Với lại chơi tép thì nên dùng nền công nghiệp thay vì dùng nền trộn.
Bài viết của anh rất hay!
Anh cho e hỏi, lúc chạy cycle mình có cần sủi oxi ko? Nếu có thì thời gian sủi khoảng mấy tiếng?
cũng tùy hồ, nhưng đối với hồ thủy sinh mình không sục o2 mà chỉ cần dùng lọc váng làm luân chuyển bề mặt nước cho O2 tan vào hồ là ok
bài viết của anh hay quá. cho em hỏi một chút ạ, em mới set up một bể cubic 20 loại lowtech. Nhưng mấy hôm nay nước trong bể tự nhiên rất đục, mờ mờ kiểu lớp sương mù ấy ạ. Em có tham khảo mọi người từng chơi bảo là do vi sinh bị chết 🙁 anh có thể bày cách giúp em khắc phục và tạo lại vi sinh không ạ. Em cũng có nuôi cá trong thùng xốp và nước trong đó vô cùng trong mặc dù thi thoảng mới hút cặn và đổ thể nước. Liệu em có thể dùng nước trong đó để châm mồi vi sinh ko anh?
hồ 20 của e dùng lọc gì thế?
Anh ơi em lỡ đôn nền bằng nham thạch đỏ cỡ 2 3 kg lận (( có sao ko ạ, tại em choi trên youtobe thấy ngta dùng đôn nền
2-3kg nếu hồ em từ 200L trở lên thì không sao, 100L trở xuống thì sao này sẽ hơi mệt.
Chủ thớt quá nhiệt tình. Cảm ơn nhiều.
Tiện thể cho hỏi cách châm vi sinu
thường người chơi nên châm vi sinh khi mới set xong hồ, và châm liên tục trong 7-10 ngày. Mỗi khi thay nước cũng nên bổ xung thêm ít vi sinh.
Chào a . Theo e tìm hiểu thì thực ra bông lọc chứa rất ít vi sinh, ít hơn nhiều so với vật liệu lọc trong lọc của hồ ổn định. Vậy có phải để khỏi tạo vi sinh nhanh nhất thì có phải chuyển 1 phần vật liệu lọc của hồ cũ hoặc chạy trước lọc cho hồ mới ở hồ ổn định khoảng 1 thời gian không ạ.
đúng là bông lọc sẽ chứa ít vi sinh hơn vll khác, nhưng nó lại là nơi khởi tạo vi sinh tốt nhất cho 1 hệ thống thủy sinh đó em
Bể mình 50.35.30. Có nền akadama trồng ít cây và có rong bèo. Mình tính xài lọc atman 3336s thì liệu có ổn không. Sao này mình đổi hồ 60x40x40 lọc còn xài được không. Xin cảm ơn
lọc 3336s dùng tốt cho cả 2 hồ này bạn ạ