Thử Nghiệm Về Tầm Quan Trọng Của Khí Co2 với hồ thủy sinh high tech
I. Giới thiệu và Mục đích thử nghiệm
Mình thử nghiệm tắt cung cấp khí Co2 cho 3 hồ ổn định, thông số riêng từng hồ ở phía dưới, thời gian ngắt Co2 là 1 tháng, và thời gian bật lại CO2 cho cây hồi phục là 1 tháng.
Ngày hồ đang ổn định dinh dưỡng, Co2: 8 tháng 5 năm 2019
Ngày tắt Co2: từ 9 tháng 5 đến 9 tháng 6 năm 2019 (1 tháng)
Ngày bật lại Co2 từ 10 tháng 6 đến 10 tháng 7 năm 2019
Mục đích của thử nghiệm này là để quan sát phản ứng của 4 hệ thống thủy sinh khác nhau, bao gồm cả nhiều loại cây thủy sinh khác nhau khi lượng khí Co2 bị tắt đột ngột trong 1 tháng, sau đó quan sát sự hồi phục của toàn bộ 4 hồ khi cung cấp đủ Co2 lại trong 1 tháng tiếp theo. Cuối cùng là rút ra kết luận chi tiết.
II. Thông tin chi tiết 4 hồ thủy sinh trong thử nghiệm
1. Thông tin hồ 1: (ổn định, cây cối khỏe trước khi tắt Co2):
– Size: 90cm 45cm 45cm (dài rộng cao)
– Nền: sỏi trơ, cung cấp dinh dưỡng qua chai All in One Pro, NPK+ và K+, nâng gH bằng bột Ca+ và Mg+
(sản phẩm mua được ở https://shopee.vn/thuysinhaz – dành cho mấy bạn quan tâm)
– Đèn Led wrgb (PAR 100+ ở đáy nền), bật 10 tiếng ngắt quãng trưa 3 tiếng
– Nước đầu vào là nước máy, gH 2-3, kh 2-3
– Thực vật: bucep, tiêu thảo flamingo, xương cá mini, rotala vàng, rotala colorata, rêu wepping Sing, rêu mini Taiwan,
– Lọc: 2 lọc chế, full sứ lọc, bông lọc
– Ph không Co2 là 7.3-7.5, Co2 có Co2 6-6.2, gH nước máy mặc định 2-3, kH 2-3, Ca 17 ppm, Mg 3 ppm
– Co2: 30 ppm ổn định qua van điện, trộn kiểu chế thẳng vào máy bơm lọc
– Dinh dưỡng: All in One Pro, đưa gH lên 7-9 độ, tds 200-250
– Nhiệt độ: từ 26-28 độ
– Thay nước đều 30-50% / tuần
Tình trạng hồ và cây trong tháng tắt Co2:
– Rêu hại bắt đầu phát triển: rêu đốm xanh trên lá và kính, rêu nhớt xanh, chùm đen và rêu tóc
– Bucep: bị ảnh hưởng nặng, lá có dấu hiệu cong mép, lá non tịt, đứt, thân bucep 1 số bị đứt lìa và trôi trong nước, rõ nhất là lá bị bám tảo xanh, đốm xanh
– Tieu thảo flamingo: ngừng phát triển cả tháng, lá cong mép rất xấu, mất màu hồng dần, nặng thì bị rữa lá già
– Rotala vàng và rotala colorata: mình hơi ngạc nhiên vì 2 loại này chỉ phát triển chậm đi, nhưng vẫn giữ màu và sinh trưởng tốt, có lẽ hồ ổn định và lượng NPK, vi lượng dồi dào làm cây khỏe hơn khi thiếu Co2?
– Rêu wepping Sing và minitaiwan: vẫn phát triển mạnh, tận dụng tấn công bám lên đa số cây bucep
– Xương cá mini: gây ngạc nhiên cho mình nhất, vốn được coi là loài cây khó trồng nhưng trong hồ mình, việc thiếu Co2 không ảnh hưởng đến tốc độ phát triển và màu sắc của cây.
Tình trạng hồ và cây sau 1 tháng bật lại Co2:
– Rêu hại giảm dần, nhưng cần thêm biện pháp thay nước và cidex để loại bỏ hết
– Flamingo và Bucep: phản ứng rõ rệt, lá căng lại, rêu hại mất dần, không còn rụng lá
– Rotala: phát triển mạnh mẽ hơn, màu tăng đậm hơn chút
– Các loại rêu: chỉ phát triển nhanh hơn
– Xương cá mini: không khác biệt khi mất Co2
2. Thông tin hồ 2: (ổn định, cây cối khỏe trước khi tắt Co2)
– Size: 105cm 50cm 50cm
– Nền: 3 bao ADA Amazonia, lót nham thạch, không cốt nền
– Đèn Led wrgb (PAR 100+ ở đáy nền), bật 10 tiếng liên tục
– Nước đầu vào là nước máy, gH 2-3, kh 2-3
– Thực vật: Đa số là ráy nana white, nana petite, bucep, liễu răng cưa, dương xỉ lá kim, dương xỉ trident, dương xỉ Thor, dương xỉ lá hẹp, xương cá mini, rêu wepping và mini Taiwan, mini fiss, Us fiss
– Lọc: 2 lọc chế, full sứ lọc, bông lọc
– Ph không Co2 là 7.3-7.5, Co2 có Co2 6.2, gH nước máy mặc định 2-3, kH 2-3, Ca 17 ppm, Mg 3 ppm
– Co2: 30 ppm ổn định qua van điện
– Dinh dưỡng: châm All in One Pro, Macro K+, đưa gH lên bằng bột Ca và Mg ( http://shopee.vn/thuysinhaz )
– Nhiệt độ: từ 26-28 độ
– Thay nước đều 30-50% / tuần
Tình trạng cây trong tháng tắt Co2:
– Rêu hại xuất hiện: chùm đen và sừng hưu bùng phát, đi kèm với đốm xanh, mảng xanh
– Nana white: BỊ ẢNH HƯỞNG nặng nhất, toàn bộ nana white cực trắng và căng đẹp của mình bị xanh lại lá dần, rêu hại bám đầy, lá bị cong mép, hầu như không phát triển thêm lá mới
– Liễu răng cưa: vẫn phát triển nhưng chậm hơn, lá xanh và xám lại dần
– Bucep: bị ảnh hưởng nặng, lá có dấu hiệu cong mép, lá non tịt, đứt, thân bucep 1 số bị đứt lìa và trôi trong nước, rõ nhất là lá bị bám tảo xanh, đốm xanh (giống hồ 1)
– Các loại dương xỉ không bị ảnh hưởng tiêu cực, 1 số lá bị bám rêu chùm đen
– Ráy nana petite: hầu như không bị tác động gì, vẫn phát triển và xanh đẹp
– Tieu thảo flamingo: ngừng phát triển cả tháng, lá cong mép rất xấu, mất màu hồng dần, nặng thì bị rữa lá già (giống hồ 1)
– Rotala vàng và rotala colorata: phát triển chậm lại nhưng không mất màu
– Rêu wepping Sing, minitaiwan và Us fiss và mini fiss: vẫn phát triển mạnh
– Xương cá mini: gây ngạc nhiên cho mình nhất, vốn được coi là loài cây khó trồng nhưng trong hồ mình, việc thiếu Co2 không ảnh hưởng đến tốc độ phát triển và màu sắc của cây.
Tình trạng hồ và cây sau 1 tháng bật lại Co2:
– Rêu hại bị ức chế nhưng cần thay nước và cidex để diệt sạch
– Nana white: bắt đầu hồi sinh, lá trắng lại từ lá non, nhưng cần thời gian khá lâu để được như ban đầu
– Các loại dương xỉ phát triển nhanh hơn, không còn bị rêu chùm đen bám
– Bucep: phản ứng rõ rệt, lá căng lại, rêu hại mất dần, không còn rụng lá
– Rotala: phát triển mạnh mẽ hơn, màu tăng đậm hơn chút
– Nana petite: không khác biệt
– Các loại rêu: chỉ phát triển nhanh hơn
– Xương cá mini: không khác biệt khi mất Co2
3. Thông tin hồ 3: (ổn định, cây cối khỏe trước khi tắt Co2)
– Size: 120cm 50cm 50cm
– Nền: sỏi trơ, cung cấp dinh dưỡng qua chai All in One Pro, NPK+ và Micro+, nâng gH bằng bột Ca+ và Mg+
– Đèn Led wrgb (PAR 150+ ở đáy nền), bật 12 tiếng liên tục
– Nước đầu vào là nước máy, gH 2-3, kh 2-3
– Thực vật: sao nhỏ, rotala vàng, rotala colorata, rotala pearl (rotala ngọc trai), liễu bông, rotala Ấn độ,
– Lọc: 2 lọc chế, full sứ lọc, bông lọc
– Ph không Co2 là 7.3-7.5, Co2 có Co2 6.0, gH nước máy mặc định 2-3, kH 2-3, Ca 17 ppm, Mg 3 ppm
– Co2: 30 – 35 ppm ổn định qua van điện, cho trực tiếp vào máy bơm
– Dinh dưỡng: châm chủ yếu All in One, Ca Mg
– Nhiệt độ: từ 26-28 độ
– Thay nước đều 30-50% / tuần
Tình trạng hồ và cây trong tháng tắt Co2:
– Rêu hại bắt đầu phát triển: KHÔNG có rêu chùm đen nhưng bị rêu mảng xanh (nhiều) , rêu đốm xanh (chỉ trên kính) và bị nước xanh (có lẽ lượng dinh dưỡng dư quá nhiều vì cây không đủ Co2 nên ngừng hút dinh dưỡng trong nước, đi kèm với ánh sáng cực mạnh làm bùng phát rêu hại)
– Sao nhỏ: ngừng phát triển dù trước đó đẻ con rất nhiều, vàng xấu, ngọn bạc màu, bắt đầu rụng rữa lá và teo tóp dần.
– Rotala vàng: ngừng phát triển nhưng không bị ảnh hưởng tiêu cực khác
– Rotala colorata: lá già bị bám rêu mảng xanh, mất màu ngọn non
– Rotala pearl: tàn lụi và rữa dần, có lẽ thiếu Co2 làm khả năng chống chịu hóa chất cảm nhiễm từ cây khác bị yếu đi
– Liễu bông: lá già rụng và trụi dần từ dưới lên trên, rất dễ bị cá bút trì ăn lá
Trạng hồ và cây sau 1 tháng bật lại Co2:
– Rêu hại biến mất dần mà không cần dùng hóa chất, có thể lý do là hồ nhiều cây phát triển nhanh nên rêu hại không trạnh canh nổi khi cây khỏe vì có Co2
– Sao nhỏ: Hồi sinh, bắt đầu xanh lại và đẻ con nhanh như cũ
– Rotala vàng và colorata: hồi phục rất nhanh, ngay cả rêu mảng xanh bám lá già cũng rụng và biến mất dần
– Rotala pearl: hồi phục nhưng chậm
– Liễu bông: hồi phục nhanh, cây con phát triển nhanh.
4. Thông tin hồ 4: (ổn định, full Trân Châu Nhật khi tắt Co2
– Size: 120cm 50cm 50cm
– Nền: sỏi trơ, cung cấp dinh dưỡng qua chai All in One Pro, NPK+ và Micro+, nâng gH bằng bột Ca+ và Mg+
– Đèn jebo t8, 4 bóng, 80 PAR ở đáy nền, bật 12 tiếng liên tục
– Nước đầu vào là nước máy, gH 2-3, kh 2-3
– Thực vật: hồ trồng full Trân Châu Nhật
– Lọc: 2 lọc chế, full sứ lọc, bông lọc
– Ph không Co2 là 7.3-7.5, Co2 có Co2 6.2, gH nước máy mặc định 2-3, kH 2-3, Ca 17 ppm, Mg 3 ppm
– Co2: 30 ppm ổn định qua van điện, cho trực tiếp vào máy bơm
– Dinh dưỡng: châm All in One là chu yếu, đưa gH lên 7-9 độ, tds 200-250
– Nhiệt độ: từ 26-28 độ
– Thay nước đều 30-50% / tuần
Tình trạng hồ và cây trong tháng tắt Co2:
– Rêu hại bắt đầu phát triển: rêu nhớt xanh phát triển, đặt biệt là gần mặt nước, bám vào lũa, rêu đốm xanh bắt đầu bám kính
– Trân châu Nhật bắt đầu bị rêu nhớt xanh bám, ngọn non bạc màu, và đặc biệt tất cả thảm đang bò sát đều có dấu hiệu ngóc đầu cao hơn, có lẻ để tìm Co2 ở tầng trên
Trạng hồ và cây sau 1 tháng bật lại Co2:
– Rêu nhớt xanh giảm gần hết, cần thêm cidex để trị hoàn toàn
– Đốm xanh mở dần và biến mất
– Thảm TCN bắt đầu bò thấp và phục hồi nhanh
III. KINH NGHIỆM RÚT RA
– Với lượng ánh sáng cao ở hồ high tech thì Co2 là sống còn, dù mình có kinh nghiệm quản lý nước, vi sinh, dòng chảy và dinh dưỡng tốt nhưng khi thiếu Co2 thì 4 hồ của mình đều bị xuất hiện rêu hại, điển hình nhất là rêu đốm xanh, mảng xanh, chùm đen. Có thể giảm sự bùng phát rêu hại bằng cách thay nước nhiều hơn, giảm đèn ..
– Co2 cực kì quan trọng nhất với 1 số cây, ví dụ như ráy nana white, đặc thù của cây này là 1 dạng đột biến và được cấy mô từ lab, nên nó đòi hỏi lượng Co2 rất cao (dù nó phát triển chậm), thiếu Co2 ảnh hưởng nặng về đến nana white ngay.
– Co2 quan trọng với 1 số cây khác như bucep (vốn phát triển chậm và thích ánh sáng vừa), khi để dưới ánh sáng mạnh mà không đủ Co2 thì bucep yếu ngay.
– Co2 quan trọng với cây bò thảm, nó sẽ ngóc đầu mọc cao nếu thiếu Co2 dù ánh sáng vẫn đủ.
– 1 số cây sẽ chết nhanh khi thiếu Co2 vì nó không còn khả năng chống trọi với cảm nhiễm của những cây khác, điển hình là rotala pearl
– Một số loại cây không bị ảnh hưởng nhiều khi ngừng cung cấp Co2: rêu, ráy nana petite, xương cá mini, dương xỉ, liễu răng cưa…
Doãn Lê says
Cảm ơn a vì những thử nghiệm và chia sẻ rất thiết thực. Em đang tập chơi thủy sinh có 1 số thắc mắc mong a giải đáp:
1. Em thấy chủ yếu các hồ trên a đều k dùng nền mà chỉ có sỏi trơ và châm phân nước kể cả hồ có nhiều cây cắt cắm cần dinh dưỡng nhiều vậy thì cách tính liều lượng dùng phân nước ntn để đảm bảo định dưỡng cho cây và liệu chơi theo cách này có duy trì bể đc lâu k ạ?
2. Nếu e chơi 1 bể k Co2 và chỉ chơi các loại như rêu,ráy nana petite, xương cá mà như a thử nghiệm là k bị ảnh hưởng nhiều bởi co2 thì có ổn k ạ?
Phạm Thành Văn says
Chào e, xin trả lời 2 câu hỏi của em như sau:
1. Hoàn toàn có thể trồng bất cứ loại cây thủy sinh nào bằng nền trơ, tuy nhiên sẽ rất khó và mất nhiều công sức, nên a thành thật khuyên em nên dùng nền công nghiệp tốt chút. Về liều lượng thì phải tùy loại cây và loại hồ.
2. Carbon là yếu tố sống còn của cây thủy sinh, ko có Carbon là ko có sự sống. Nếu e trồng những cây dễ thì vẫn phải cung cấp carbon bằng cách thay nước mới (carbon có sẵn trong nước).
Hải Lê says
Nếu dùng CO2 dạng bình lỏng cung cấp thì tần suất thay nước thế nào khi hồ đã ổn định hả anh?
Phạm Thành Văn says
Co2 dạng lỏng chỉ được 20-30% hiệu quả so với dạng khí thôi em. Khi hồ ổn em thay 2 lần / tuần là ok
Chung says
Hi anh, thật tốt khi anh dám thử nghiệm những cái ảnh hưởng đến hồ của mình như vậy cho mọi người nhiều kinh nghiệm.
Cho em hỏi nhờ tí. Em mới chơi đầu tiên chỉ định mua cá với cây nhựa thôi nhưng tìm hiểu thấy mê thủy sinh quá. Nên mua thêm cây ráy nhỏ và chùm xương cá thay cho cây nhựa. Bể bé tí 4lít mà thích đẹp quất 7 8 con ????. Cho em hỏi lâu dài có ổn ko ạ, chứ nuôi tuần rồi vẫn ok anh ạ.
Phạm Thành Văn says
Hồ nhỏ vậy chỉ chơi tạm thời vài tuần thôi e. E đam mê thì nên làm 1 hồ 60cm sẽ dễ quản nước hơn.
Thắng Phan says
những cây cắt cắm thì hút dinh dương chủ yếu qua rễ, nếu mình bón phân nước , thì mình cho thẳng vào nước hay bơm xuống nền ạ. thanks a
Phạm Thành Văn says
Trên cạn đa số các cây hút 70% dinh dưỡng qua rễ và 30% qua lá (đó là lý do có phân bón lá). Ở dưới nước thì đa số cây thuỷ sinh hút dd 70% qua lá và chỉ 30% qua rễ. Những cây thuỷ sinh hút dd qua rễ nhiều hơn 30% được gọi là root feeder, còn 70% trở lên gọi là sterm). Như vậy e cũng tự suy ra nên châm phân thế nào rồi nhé.
Đức Trần says
Hồ em 45x25x20, em chỉ chơi đá, trân châu ngọc trai và ngưu mao chiên. Em có thể bổ sung co2 bằng phân nước seachem flourish excel thay cho bình khí co2 được không anh?
Phạm Thành Văn says
khó lắm e, Carbon từ dạng nước chỉ bằng 1/20 1/30 của dạng khí