- Thân và lá của cây thủy sinh được tạo lên bởi ~ 45% Carbon (gần ½), vậy nên không có cây nào tồn tại và phát triển nổi khi không có Carbon
- Carbon có trong nước máy, nước giếng, cá thở, cây thở vào buổi tối, lượng carbon hữu cơ từ nền được vi sinh chuyển hóa (gọi là DOC – Dissolved Organic Carbon), và đặc biệt là từ bình khí Co2. Hồ bạn CÓ THỂ KHÔNG DÙNG bình co2, nhưng KHÔNG THỂ KHÔNG CÓ Carbon.
- Thay nước thường xuyên (nước máy mới về từ thủy cục, nước giếng..) là 1 cách cung cấp carbon cho hồ, nếu bạn không dùng bình khí co2.
- Loại carbon thông dụng hay được người chơi dùng nhất, được xem là steroid cho cây là từ bình khí nén co2.
- Carbon KHÔNG có tác dụng diệt và ức chế rêu hại 1 cách trực tiếp. Nó chỉ có tác dụng làm cây trong hồ khỏe và từ đó cây có thể lấn áo rêu hại. Nhiều bạn cứ lầm tưởng rằng co2 đạt mức tối ưu là rêu hại sẽ chết trong khi hồ không trồng loại cây nào.
- Rêu hại cũng dùng carbon để phát triển và quang hợp, các bạn có thể để ý thấy dễ dàng ở nhiều hồ là rêu chùm đen hay phát triển ở ngay đầu ống OUT của lọc, nơi có dòng chảy và carbon dồi dào. Có điều rêu hại chỉ dùng carbon thoải mái khi không có cây thủy sinh trong hồ, hoặc cây không đủ dưỡng chất và đang yếu, ngừng quang hợp.
- Dù bạn có cung cấp khí co2 nhiều cỡ nào thì cây vẫn khó hấp thụ carbon như trên cạn, cách tốt nhất để cây hấp thụ carbon dưới nước là cung cấp khí co2 dạng hạt li ti đánh thẳng vào lá cây để nó “ăn” trực tiếp. Đây cũng là nguyên nhân giải thích cho chuyện trồng trân châu cuba (và 1 số cây khác) trên cạn rất dễ, nhưng hạ thủy thì lại cực khó, và khi cung cấp tốt co2 dưới nước thì tccb lại bò cực nhanh.
- Các bạn mới chơi hay hiểu nhầm là khí co2 trộn tan hoàn toàn, không còn bọt khí li ti bắn ra từ dòng out của lọc là hiệu quả nhất. Điều này chưa thật sự chính xác. Nói 1 cách dễ hiểu là lượng khí co2 hòa tan trong nước từ 2 nguồn khác nhau là: trộn hết 100%, và từ bọt li ti đánh thẳng vào cây. Qua quan sát của mình thì cung cấp co2 dạng bọt khí li ti khắp hồ sẽ hiệu quả hơn nhiều cho với trộn nhuyễn, và toàn bộ những hồ có khí co2 li ti thì cây thở rất mạnh và những cây bò thảm như Trân Châu Cuba, Trân Châu Nhật, Trân Châu Ngọc Trai, Ngưu Mao Chiên.. đều bò rất đẹp.
- Có nhiều cách canh chỉnh lượng co2 tối ưu cho hồ thủy sinh, như bằng mắt quan sát, kinh nghiệm, đếm giọt, dùng bộ test màu…Nhưng cách tính lượng co2 chính xác nhất là dựa vào độ pH của nước. Lượng Co2 tối ưu (và an toàn cho cá tép) được toàn thể các công ty thủy sinh, người chơi chuyên nghiệp đồng ý là 25-30 mg/l, và ở mức này lượng Co2 đó giảm pH nước trong hồ chính xác là 1 độ. Vậy nên các bạn có thể đo nước hồ khi không có Co2, ghi lại kết quả, sau đó bắt đầu cung cấp khí nén và canh chỉnh sao cho pH thấp hơn 1 độ là được. Các bạn có thể xem chi tiết ở đây
- Về cách trộn co2 thì các bạn có thể dùng: cốc sủi (cho hồ 60 cm trở xuống), trộn cánh quạt (loại của ista hay sera) cho hồ lớn, hoặc kiểu Jagno, Plant care, trộn bằng bộ trộn inline như chữ T của mufan, , trộn inline của upaqua (cực nhuyễn), hoặc đơn giản là dùng lọc váng, máy bơm 3w đặt trong hồ và phun bọt co2 li ti ra. Riêng mình thì ưu tiên loại cánh quạt ista, sera hoặc cho thẳng co2 vào cánh quạt máy bơm của lọc vì tính hiệu quả, tiết kiệm và KHÔNG bao giờ phải vệ sinh. Nhưng dù bạn có trộn co2 kiểu nào cũng nên cung cấp cỡ 30 mg/l co2 bằng cách đo pH như trên.
- Thiếu Carbon làm cây mất màu, ngừng phát triển, lá già dễ bị bám rêu hại và rụng dần, lá non dễ bị dị dạng.
- Hồ có quá nhiều Carbon (trên 40 50 mg/l) thì cá tép dễ ngộp, pH kéo xuống quá thấp cũng dễ làm mất cân bằng và bùng phát rêu hại.
- Carbon cho vào đầu IN của lọc KHÔNG HỀ gây chết vi sinh, dù mình đã test ở mức trên 50 mg/l. Nếu nó gây chết vi sinh thì lượng Co2 trong nước chảy qua lọc cũng đã giết vi sinh rồi, không cần cho trực tiếp vào đầu IN. Hơn nữa, nhiều loại vi sinh tự dưỡng còn cần Co2 làm nguồn carbon để tồn tại. Vấn đề duy nhất trong trường hợp này là khí co2 dễ làm AIR lọc và ảnh hưởng máy bơm.
here...
Thường Định says
Mình có thể dùng dung dịch Seachem Excel để thay cho CO2 khí được không ạ? Vì hồ mình nhỏ và cũng khá đắt để đầu tư 1 bộ CO2.
Phạm Thành Văn says
Seachem excel cung cấp Co2 lonhr theo mình hiệu quả chỉ bằng 30% khí co2. Và 1 chai đó tính ra cũng bằng 1/2 giá thành bình co2 trong khi bình co2 dùng lâu dàu và bơm lại rất rẻ.
Vinh says
Mình có thể dùng bình chữa cháy 1 kg dạng bột để chứa khí co2 được không? Có an toàn không?
Phạm Thành Văn says
ko bạn. Bình chữa cháy có thể dùng là bình khí và phải thay van tổng + van tinh chỉnh
Huy says
Ad cho hỏi khí trong bình chữa cháy giống với khí bình co2 thủy sinh bình thường ko ạ
Phạm Thành Văn says
bình chữa cháy có 2 loại, 1 loại khí và 1 loại bột. Bình khí có thể dùng chơi thủy sinh được nhưng phải thay van tổng và van tinh chỉnh.
Phong says
Mình cho dây CO2 thẳng từ trong bình qua bộ đếm giọt vào cái đầu thổi dòng của lọc váng được không bạn? Mình thấy bình thường lọc đó cũng phun ra mấy cái hạt li ti
Phạm Thành Văn says
bạn muốn dùng lọc váng để trộn co2 thì phải khoan lỗ cho co2 vào máy bơm
Thanh says
Em để thẳng co2 vào in không air lọc nhưng e chỉ băn khoăn liệu như thế có ảnh hưởng đến vi sinh trong lọc k ạ
Phạm Thành Văn says
không em, nếu có ảnh hưởng thì dù em không cho Co2 vào lọc, thì nước có Co2 cũng ảnh hưởng vi sinh rồi/
Thắng says
có lên để cả ngày, đêm bật co2 không ạ
Khách says
Ko nên để co2 ban đêm vì tối cây cần o2 để thở
Nien says
Chào a. Cho e hỏi là e k thể đưa co2 đến mọi chổ trong hồ, chỉ có thể bơm co2 vào thôi
Thì nó có tốt hơn là k có k ạ. Em cám ơn
Phạm Thành Văn says
anh không hiểu ý em lắm, em bơm co2 vào phải làm nó hòa tan vào nước và luân chuyển khắp hồ chứ?
Ba Thuan Nguyen says
Chào anh, bể của em nhỏ nên em ko dùng bình CO2. Em đang phân vân giữa CO2 dạng lỏng xịt trực tiếp vào hồ và CO2 dạng viện sủi. Anh tư vấn giúp em. Cảm ơn anh.
Phạm Thành Văn says
chỉ có Co2 dạng khí là có tác dụng rõ rệt, nếu không có khí Co2 thì em chịu khó thay nước hằng ngày nhé.